3 PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TƯ DUY LOGIC
Trong cuộc sống và công việc, chúng ta luôn phải đối mặt với vô vàn vấn đề cần phải giải quyết. Để có thể tìm ra giải pháp hiệu quả, một trong những yếu tố quan trọng chính là khả năng tư duy logic. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tư duy một cách mạch lạc và chính xác. Một số yếu tố tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình tư duy như cách chúng ta sử dụng ngôn từ, mức độ hiểu biết về vấn đề và khả năng tổ chức suy nghĩ.
Để tư duy một cách logic, người ta cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản, từ việc loại bỏ những từ ngữ mơ hồ, cho đến việc nắm vững vấn đề và xây dựng kết cấu suy nghĩ rõ ràng, mạch lạc. Những nguyên tắc này không chỉ giúp cải thiện khả năng tư duy mà còn giúp chúng ta giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.
1. Bỏ ngay những từ có tính chất chung chung khi bắt đầu tư duy.
Điều đầu tiên cần phải làm là từ bỏ những từ ngữ chung chung và mơ hồ như “thúc đẩy”, “cải tiến”, “nỗ lực phấn đấu” hay “cố gắng…” vì nó dễ dàng khiến người nghe hiểu theo nhiều cách khác nhau, dẫn đến việc thiếu rõ ràng trong tư duy. Khi sử dụng những từ này, người ta sẽ dễ dàng tránh né những câu hỏi khó và không đi sâu vào bản chất vấn đề. Tương tự, những từ mang tính nhấn mạnh như “phải đổi mới”, “cần phải có ý thức” hay “chúng ta phải làm triệt để” cũng không giúp ích gì cho quá trình tư duy logic vì chúng không cụ thể và thiếu tính hành động. Do đó, chúng ta phải cố gắng làm rõ từng vấn đề một cách cụ thể nhất, từ đó suy nghĩ và hành động sẽ không bị mập mờ, tạo ra kết quả và thực tế. Một tư duy được xây dựng trên nền tảng những khái niệm rõ ràng, cụ thể sẽ giúp ta nhận diện vấn đề chính xác và dễ dàng đưa ra giải pháp phù hợp.
2. Hãy nắm chắc vấn đề.
Khi bắt đầu tư duy logic, nhiều người thường nghĩ mình đã nắm bắt được vấn đề. Tuy nhiên, điều này đôi khi chỉ là sự giả định. Để thực sự nắm chắc được vấn đề, chúng ta cần phải giải quyết các câu hỏi cơ bản mà vấn đề đặt ra. Mục tiêu mà mình muốn đạt được là gì? Hiện tượng đang xảy ra có đúng là nguyên nhân của vấn đề hay không?
Điều cốt lõi ở đây là bình tĩnh khi gặp một điều trái ý muốn, hãy dừng ngay mọi hành động đi giải quyết lại mà thay vào đó là tập trung thu thập các thông tin, mọi người liên quan để tìm ra nguyên nhân bản chất của cái hiện tượng trái ngang đang xảy. Đó mới là việc cần làm và tốn công sức nhất khi chúng ta đi giải quyết vấn đề. Chỉ có như vậy giải pháp mới đúng đắn, còn không mọi quyết định đưa ra đều vô ích vì chúng ta đang đi giải quyết cái không phải là vấn đề.
3. Hãy Kết cấu suy nghĩ thật mạch lạc.
Sau khi đã có cái nhìn rõ ràng về bản chất của sự vật, người tư duy cần phải xây dựng kết cấu suy nghĩ một cách mạch lạc, không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào. Đây là nguyên tắc quan trọng trong tư duy logic. Mỗi chi tiết đều có vai trò riêng và không thể bị bỏ qua hay lặp lại. Khi bỏ sót một chi tiết quan trọng, người tư duy sẽ mất đi một mảnh ghép quan trọng trong việc xây dựng giải pháp. Ngược lại, nếu trùng lặp các chi tiết, sẽ gây ra sự rối loạn trong suy nghĩ và làm giảm hiệu quả của tư duy. Khi đã xây dựng được kết cấu suy nghĩ đầy đủ, người ta sẽ đưa ra giả thuyết và tiến hành kiểm nghiệm. Quá trình kiểm nghiệm này sẽ giúp xác định xem giả thuyết có đúng hay không. Nếu giả thuyết sai, cần phải điều chỉnh hoặc đưa ra giả thuyết khác. Nếu kiểm nghiệm thành công, đó sẽ là cơ sở để đưa ra quyết định cuối cùng.
#TruongDoanhNhanPR
Hùng Vĩ PRBS