Liệu chúng ta có đang hiểu sai quy luật 10.000 giờ?
Quy luật 10.000 giờ được đề ra bởi nhà tâm lý học nổi tiếng người Đức Anders Ericsson, người tin rằng 10.000 giờ là thời gian cần thiết để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định. Nếu tính theo thời gian làm việc 8 giờ mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần, bạn phải mất ít nhất 5 năm để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.
Theo quan điểm này, có vẻ khá dễ dàng để trở thành một chuyên gia, cứ miễn là bạn làm đủ 10.000 giờ. Nhưng trên thực tế, nếu hiểu và hành động thuần túy theo nghĩa đen, bạn sẽ nhận ra mọi thứ không vận hành như vậy. Có nhiều người đã thực hành quy luật này nhưng vẫn chưa nhận được thành quả như mình mong muốn, thế thì nguyên nhân ở đây có thể là do bạn đã hiểu sai quy luật này. Quy luật 10.000 chỉ áp dụng cho những người thật sự tập trung vào một thứ. Sau đây là cách để áp dụng quy luật này đúng cách
1. Có mục tiêu rõ ràng
Trước tiên, chúng ta cần phải thiết lập một mục tiêu mà bản thân sẵn sàng làm việc không mệt mỏi. Việc đặt mục tiêu trước cho chúng ta biết được những kỹ năng cần thành thạo để đạt được mục tiêu, mức độ mong muốn đạt được, sau đó phải thực hiện nó như thế nào,…
2. Tập trung thực hành nhiều
Quy luật 10.000 giờ nhấn mạnh rằng chỉ sau khi luyện tập nhiều mới có thể trở thành chuyên gia, sự luyện tập ở đây không phải tùy tiện mà cần phải tận tụy hết mình. Chẳng hạn như tập đàn, dù mỗi ngày bạn dành nhiều thời gian để luyện tập, nếu như chỉ có các ngón tay hoạt động một cách máy móc vô cảm, trong khi đầu óc lại nghĩ tới chuyện khác thì việc luyện tập cũng không đạt được hiệu quả cao.
3. Học hỏi từ những người đồng nghiệp xuất sắc
Trong quá trình luyện tập, bạn nên học hỏi từ những người đồng nghiệp giỏi hơn, và tốt nhất là nên tìm tới một huấn luyện viên xuất sắc để hướng dẫn mình. Bởi họ đều đã đúc kết từ hơn 10.000 giờ luyện tập nên họ biết được cách luyện tập hiệu quả, những vấn đề cần lưu ý và có thể sửa những thiếu sót của bạn bất kỳ lúc nào, giúp bạn đỡ phải đi đường vòng, rút ngắn đáng kể thời gian học tập và rèn luyện.