BÀI HỌC ĐẦU TIÊN CỦA TRẺ EM NHẬT BẢN
----------
Thời cổ đại ngư dân Nhật Bản ra biển bắt cá chình, vì thuyền nhỏ, khi trở về bờ cá chình đã chết hết.
Có một ngư dân, trên thuyền của anh cũng có các loại thiết bị đánh cá giống như những người khác, nhưng mỗi lần anh chở cá về chúng đều còn sống. Vì thế cá của anh bán được giá cao gấp đôi người khác.
Mấy năm sau, người ngư dân này đã trở thành một phú ông giàu có vang danh gần xa. Đến khi bệnh nặng không thể ra biển được nữa, người ngư dân mới đem bí mật của mình nói lại với con trai.
Trong khoang thuyền chứa đầy cá chình, ông đã bỏ một con cá nheo vào đó. Trong tự nhiên, cá chình luôn đánh nhau với nheo.
Để chống lại những đợt công kích của cá nheo, cá chình buộc phải cố gắng nghênh chiến. Trong tình trạng đấu tranh như vậy, bản năng sống của cá chình sẽ được huy động tối đa, cho nên nó vẫn còn sống khi vào đến bờ.
Người ngư dân còn nói với con trai, nguyên nhân khiến cá chình chết là vì chúng biết chúng đã bị bắt, trước mắt chúng chỉ có cái chết, hy vọng sống đã bị dập tắt, cho nên ở trong khoang không được bao lâu thì chúng đều chết hết.
Cuối cùng bác ngư dân khuyên các con, phải dũng cảm đấu tranh, chỉ có đấu tranh, cuộc sống mới tràn đầy niềm tin và hy vọng.
Ở Nhật Bản, khi trẻ con vừa mới hiểu chuyện, câu chuyện đầu tiên mà cha mẹ kể cho chúng chính là câu chuyện về cá chình.
Tất cả những đứa trẻ Nhật Bản từ nhỏ đã được truyền niềm tin: chỉ có dũng cảm chiến đấu, mới có được thành công và hy vọng.
Người Do Thái nổi tiếng là những bậc cha mẹ thông thái hàng đầu thế giới. Cha mẹ Do Thái không chỉ dạy con phát triển trí tuệ mà còn chú trọng rèn luyện phẩm hạnh. Họ giúp con vượt qua thử thách, trở thành người trưởng thành, thành công và sống có ý nghĩa.
--st--