KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2025

3 BÀI HỌC ĐẮT GIÁ CUỐI NĂM - ngẫm từ triết lý kinh dịch

 


3 BÀI HỌC ĐẮT GIÁ CUỐI NĂM - ngẫm từ triết lý kinh dịch

Kinh Dịch hàm chứa bao triết lý đời người sâu sắc, bao quy luật vận hành của đất trời như thế đấy. Thế mới nói, học Kinh dịch là để tỏ tường đạo xử thế trong xã hội, hiểu rõ về nhân sinh và quy luật vạn vật, đất trời. 


3 triết lý từ Kinh Dịch cho ta lẽ sống đúng đắn, giúp ta vun bồi góc nhìn sáng suốt cho nhân sinh quan; và từ đó có thêm chất liệu nuôi dưỡng cho hạnh phúc và thành công bền vững mà tap có thể đạt được trong cuộc đời.


1. Đừng thấy việc nhỏ mà khinh khi, cơ hội đến thành công đều khởi điểm từ việc nhỏ

Cổ ngữ có câu: “Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật.” Nghĩa là, người quân tử đoán định thời cơ, thấy cơ hội thì nắm lấy, thấy sự việc mà hành động, không chờ đợi đắn đo.

Quẻ Tiệm (漸) trong Kinh Dịch đã ngụ ý, muốn thành quả như ý thì tiến bước từ từ. Chúng ta không nên nóng nảy, không hấp tấp, phải đặt kế hoạch tiến từng bước vững chắc thì mới không vấp váp, không bị khốn cùng. Và khi quan sát kỹ càng trong chính đời sống thường nhật, bản thân ta cũng có thể thấy rằng, mọi thất bại to nhỏ đều là do khinh suất, bất cẩn, hấp tấp mà ra.

Vì vậy, khi thấy cơ hội ngay trước mắt, dù cơ hội đó chỉ khởi điểm từ những tiểu tiết nhỏ nhặt, cũng phải nhanh chóng nắm lấy và làm tốt việc với một thái độ tận tâm, tận lực.


2. Học được cách giữ tâm an tĩnh là báu vật lớn nhất đời người, cuộc sống bình yên cũng từ đây mà ra!

Kinh Dịch có câu: “Nhạc thiên tri mệnh, cố bất ưu.” Có ý nghĩa rằng, biết thuận theo thời thế, thấu hiểu thiên mệnh thì không phải lo phiền.

Tâm một người nếu không yên, luôn lo âu thấp thỏm, dễ dàng bị xung động bởi ngoại cảnh thì sẽ luôn cảm thấy sợ hãi trước những điều không hay hiện hữu trong cuộc đời. Người lúc nào cũng “lo được, lo mất” thì khó mà làm nên đại sự, khó có được cuộc sống bình yên, thành công hay hạnh phúc. Bởi khi gặp việc nhỏ cũng lúng túng, lo sợ thì chẳng thể nào đảm đương nổi việc lớn, không thể nào cảm nhận được sự hạnh phúc hiện hữu trong từng phút giây cuộc đời.


3. Biết nghĩ cho người khác là một loại trí tuệ, biết lợi cho người khác cho kiếp người thêm ý nghĩa

Cũng như trong Kinh Dịch có đề cập: “Dưỡng vật bất cùng, mạc quá hồ tỉnh.” Ý chỉ rằng, nuôi dưỡng vạn vật mãi mà chẳng hết, không gì hơn bằng giếng nước. Giếng mang nước đến cho con người, làm lợi vạn vật. Tuy ở chỗ thấp nhưng luôn tạo phúc cho đời.

Quẻ “Tỉnh” (井) trong Kinh dịch cũng ngụ ý rằng: “Ban ơn cho người khác chính là một cách tuyệt vời để cải thiện bản thân mình.” Muốn đạt được thành tựu mỹ mãn cũng phải nghĩ cho người khác được thành tựu.

Một người có thể nghĩ đến người khác khi làm bất kỳ điều gì thì cũng sẽ nhận được hồi báo tốt đẹp: gặp khó khăn có quý nhân phù trợ, tinh thần phấn chấn bởi sự thiện lương, kết được nhiều thiện duyên trong cuộc sống,...


Năm qua bạn đã tu dưỡng được điều gì rồi!



Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank