MULTITASKING - SAI LẦM CỦA THÓI QUEN LÀM NHIỀU THỨ MỘT LÚC
“Vừa ăn cơm, vừa xem một vài chương trình giải trí” - Vừa no, vừa vui, vừa thư giãn.
“Vừa làm việc, vừa tranh thủ chốt đơn sale shopee” - Vừa hoàn thành công việc vừa mua được đồ rẻ
Một lúc làm nhiều việc, có thực sự năng suất?
🔎 Theo một nghiên cứu tại đại học Stanford về thói quen đa nhiệm đã cho thấy rằng: Những người thường xuyên đa nhiệm (làm nhiều việc cùng lúc) có một niềm tin rằng đa nhiệm sẽ giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Trong một khoảng thời gian, họ có thể làm hoàn thành ít nhất 2 nhiệm vụ, họ nghĩ rằng họ đang làm việc năng suất, đa di năng hơn bình thường. Và kết quả là những người làm việc đa nhiệm, ngày càng thích làm việc đa nhiệm.
👉 Thực tế, đa nhiệm sai là “hại não” bạn
Có một sự thật rằng, 98% con người làm việc đa nhiệm đều mang lại kết quả tiêu cực. Bạn có dám đảm bảo vừa nghe điện thoại, vừa lái xe một cách an toàn? “Não bộ không thể xử lý được lượng thông tin quá nhiều từ các tác vụ” bởi bản chất não của chúng ta được lập trình để tập trung vào một việc một lúc. Khi bạn đa nhiệm là lúc bạn đang ép não phải phân chia sự tập trung.
Khi bạn đang viết email nhưng chợt thấy thông báo tin nhắn của đồng nghiệp, bạn bỏ lại đoạn email dở dang, lao vào cuộc trò chuyện thú vị mới và não bộ của bạn cũng phải định hình lại thông tin cũ để bắt tay vào xử lý thông tin mới. Vậy là chúng ta đã vừa lãng phí thời gian cho hoạt động luân chuyển trạng thái làm việc của não: Hãy thử tưởng tượng việc bạn đang cần đi đường thẳng từ A tới B, nhưng trên đường lại muốn tạt qua C, qua D chơi…, rồi mới quay về B - Bạn đi đường zích zắc rồi đó. Hiển nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn.
Ngoài ra, đa nhiệm còn làm giảm IQ: Khi chúng ta giải quyết vấn đề hoặc ghi nhớ, chất xám sẽ đòi hỏi bổ sung một lượng oxy và các chất dinh dưỡng ổn định. Nếu bạn đồng thời sử dụng nhiều bộ phận của não bộ một lúc, các chất dinh dưỡng mỗi bộ phận của não nhận được sẽ ít đi. Dần dần, khả năng làm việc của não sẽ càng kém linh hoạt. Cụ thể, nghiên cứu tại đại học London chỉ ra rằng, những người làm việc đa nhiệm có thể bị giảm 15 điểm IQ.
➡️ Một nhược điểm lớn của đa nhiệm là nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc. Có thể bạn đã quen làm nhiều việc một lúc. Tuy nhiên, nếu giải quyết quá nhiều công việc một lúc sẽ làm cho chúng ta cảm thấy bị quá tải, khó tập trung trở lại, chán nản với công việc khi mà “mãi chưa hoàn thành”. Ngược lại, nếu bạn tập trung toàn tâm toàn ý cho một công việc, hoàn thành nó với thời gian tối ưu sẽ giúp bạn cảm thấy mình đang làm việc tốt hơn, xuất sắc hơn và còn nhiều năng lượng vào cuối ngày.
Làm việc đa nhiệm khiến cho não của bạn bị rối bời, khiến cho mọi thứ chậm lại; tập trung duy nhất vào một việc sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn.
👉 Thay vì làm việc nhiều, hãy làm việc sâu
Bắt đầu từ công việc quan trọng nhất: Hãy dành thời gian và sức lực cho những việc quan trọng nhất, vào thời điểm bạn làm việc hiệu quả nhất. Vừa làm việc, vừa luyện tập cho bản thân không phân tâm để hoàn thiện cho xong công việc theo thời gian đã ấn định.
Xây dựng phòng thái làm việc chuyên nghiệp bằng cách cắt giảm các tác nhân khiến bạn trở nên phân tâm như chuông tin nhắn, điện thoại hay các tiếng động bất thình lình từ thiết bị di động, máy tính của bạn. Từ bỏ thói quen “hóng” chuyện và tập trung tối đa cho công việc hiện tại sẽ giúp bạn chuyên nghiệp hơn mỗi ngày.
Thực tế, có 2% dân số có khả năng làm việc đa nhiệm là những người cực kỳ thành công như Elon Musk, Bill Gates, Mark Zuckerberg,… Tuy nhiên, họ không nhảy cóc từ việc này sang việc khác như chúng ta đang làm. Họ áp dụng các phương pháp làm việc khoa học, giải quyết từng vấn đề để đạt được hiệu quả.
➡️ Bởi vậy, dù bạn thuộc 98% dân số không thể làm việc đa nhiệm hiệu quả hay 2% dân số đặc biệt thì trước hết, hãy tập cho mình các tập trung tối đa vào công việc, tránh xa những suy nghĩ lan man, đa nhiệm không cần thiết.