BÍ ẨN KHOA HỌC ĐẰNG SAU SỰ TRÌ HOÃN
🔎 “Mạng Internet hữu ích nhưng dễ khiến con người bị phân tâm, trì hoãn” - quan điểm này dường như đã quá quen thuộc. Nhưng dù bạn có suy nghĩ như thế nào đi chăng nữa thì nguyên nhân chủ chốt dẫn đến xu hướng trì hoãn không phải là do Internet mà chính bản thân nó đã có mặt ngay từ buổi sơ khai của nền văn minh nhân loại.
👉 Thế nào là trì hoãn?
Nhà thơ người Hy Lạp Hēsíodos đã để lại một lời cảnh báo cho chúng ta rằng: “Việc hôm nay chớ để ngày mai”.
Trong suốt 20 năm qua đến nay, các nhà nghiên cứu tâm lý đã nhận ra rằng sự trì hoãn không chỉ đơn giản là “Việc hôm nay chớ để ngày mai” của Hēsíodos mà thực chất là sự thất bại trong việc kiểm soát bản thân, hay chần chừ, lảng tránh, tự dối lừa chính mình rằng còn nhiều thời gian để hoàn thành công việc, mặc cho hạn chót đang cận kề và hậu quả có ra sao.
Là người tiên phong nghiên cứu về chủ đề này, ông Joseph Ferrari, giáo sư tâm lý học tại Đại học DePaul (Mỹ) cho rằng dù nhiều người có xu hướng trì hoãn nhưng điều đó không có nghĩa tất cả mọi người đều là những kẻ ưa trì hoãn.
👉 Hậu quả
➡️ Vừa rắc rối, vừa gây ra rất nhiều ảnh hưởng nguy hại!
Ở nhiều nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học chỉ ra rằng những người có thói quen trì hoãn thường có mức độ căng thẳng cao hơn nhiều so với mức độ hạnh phúc. Bên cạnh đó, việc chần chừ còn ảnh hưởng tới những yếu tố liên quan đến lợi ích cá nhân như thu nhập hưu trí không thỏa mãn hoặc những buổi thăm khám sức khỏe bị bỏ lỡ.
Không chỉ vậy, một cuộc khảo sát do H&R Block thực hiện cho thấy rằng việc chần chừ đến phút chót (ngày 15/4) mới kê khai thuế đã khiến cho mỗi cá nhân phải tiêu tốn thêm đến hàng trăm đô mỗi năm.
➡️ Càng căng thẳng, càng hao hụt năng suất lao động
Vào năm 1997, một trong những nghiên cứu đầu tiên ghi nhận bản chất nguy hiểm của sự trì hoãn đã được công bố trên trang Psychological Science. Tại trường Đại học Case Western Reserve (Mỹ), giáo sư nghiên cứu khoa học Mỹ Dianne Tice và nhà tâm lý học xã hội Roy Baumeister đã đánh giá sinh viên đại học theo thước đo của sự trì hoãn, sau đó theo dõi kết quả học tập, nỗi căng thẳng và tình trạng sức khỏe nói chung trong suốt học kỳ của họ. Kết quả ban đầu dường như khá khả quan, có lẽ vì những sinh viên trì hoãn đã bỏ bê việc học chính để theo đuổi các hoạt động vui thú hơn nên mức độ căng thẳng của họ thấp hơn so với những người khác. Tuy nhiên, cái giá phải trả của sự trì hoãn cuối cùng cũng vượt xa hơn ngoài mong đợi. Điểm số của những sinh viên trì hoãn thấp hơn rất nhiều so với các sinh viên khác, ngược lại, nỗi căng thẳng và nguy cơ bệnh tật ốm yếu lại tăng cao hơn lúc ban đầu.
➡️ Khoảng trống giữa ý định và hành động
Tuy chưa có từng loại người trì hoãn nhất định nhưng qua nhiều năm nghiên cứu thì một vài “bộ mặt” nổi bật đã bắt đầu lộ diện. Những người trì hoãn kinh niên luôn gặp vấn đề trong việc hoàn thành nhiệm vụ, trong khi nhiều khả năng trì hoãn lại nằm trong chính nhiệm vụ đó. Đặc biệt là đối với người chuyên bốc đồng và tính tự giác kỷ luật kém, khi gặp phải những công việc khó là y như rằng họ không thể tránh khỏi sự chần chừ, trì hoãn xảy đến (hành vi có mối liên kết chặt chẽ với 5 đặc trưng tính cách trong lương tâm).
Ông Timothy Pychyl, giảng viên tại trường Đại học Carleton, Canada cho biết riêng khái niệm cơ bản “trì hoãn là sự thất bại trong việc tự kiểm soát bản thân” đã khá rõ ràng rồi. Đó là khi bạn biết mình cần phải làm gì nhưng chính bản thân bạn thì không thể tự mình làm điều đó. Đấy chính là khoảng trống giữa ý định và hành động.
➡️ Thất vọng về tương lai
Ông Fuschia Sirois, giảng viên tại trường Đại học Giám mục (Canada) cho rằng phần lớn trì hoãn xảy ra nhiều nhất trong quá trình điều chỉnh tâm trạng. Nếu chỉ muốn thỏa mãn bản thân trước thì trong tương lai, bạn sẽ khó lòng học được cách sửa chữa và phòng tránh những vấn đề tương tự trong tương lai.
Vài năm trước, Sirois đã mời khoảng 80 sinh viên để đánh giá mức độ trì hoãn của họ bằng cách đọc một bản mô tả về các sự kiện đầy căng thẳng, lo lắng do sự chậm trễ gây ra. Theo như kịch bản, một người trở về sau kỳ nghỉ hè xả hơi, anh ta bỗng thấy một nốt ruồi lạ xuất hiện, nhưng lại cứ chần chừ chẳng đi khám bác sĩ ngay. Hậu quả là vết “nốt ruồi” ấy ngày càng trở nên tệ hơn và sức khỏe của anh ta cũng vậy.
Sau đó, Sirois hỏi những người tình nguyện xem họ nghĩ gì về kịch bản. Kết quả cho thấy, những người trì hoãn thường sẽ nói kiểu “Là tôi thì tôi sẽ đi khám ngay trước khi nó biến chuyển tồi tệ hơn”. Loại trì hoãn mang tính “phá hoại” này cho thấy người nói chỉ muốn cải thiện tâm trạng càng nhanh càng tốt thôi. Nói một cách đơn giản, người trì hoãn chỉ muốn giải tỏa cảm xúc căng thẳng nhanh chóng hơn là rút ra bài học sâu sắc sau mỗi vấn đề xảy ra.
👉 Sự trì hoãn dưới góc nhìn khoa học
Gần đây, nhiều nghiên cứu về hành vi trì hoãn đã vượt xa hơn tầm nhận thức, cảm xúc và tính cách và chạm tới lĩnh vực của khoa học thần kinh. Giảng viên Laura Rabin của trường Đại học Brooklyn nói rằng có một điều mà chưa từng ai để tâm nghiên cứu tới đó là các hệ thống ở thùy trước trán có liên quan đến khả năng tự kiểm soát bản thân, được ví như ĐẦU RA của các hành vi như giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, tự kiểm soát và tương tự.
Nghiên cứu còn cho thấy sự chần chừ có thể là một biểu hiện của rối loạn chức năng tinh thần ở người bình thường. Vậy làm thế nào để kiểm soát và thoát khỏi vòng xoáy vô hình này?
👉 Phương pháp khoa học cải thiện sự trì hoãn
Khi đã thực sự hiểu rõ căn bản về sự trì hoãn, nhiều nhà nghiên đã tìm ra một số biện pháp khắc phục cho sự chậm trễ ngoài mong muốn. Một trong số đó là biện pháp chia nhỏ nhiệm vụ ra, giúp cho mọi người dễ kiểm soát hành vi và hoàn thành mục tiêu nhanh hơn.
Ngoài ra, họ có thể tìm một người tư vấn về cách làm sao để vừa hoàn thành được mục tiêu dài hạn vừa không căng thẳng. Tư vấn có thể giúp họ nhận ra rằng họ đang thỏa hiệp các mục tiêu dài hạn để đạt được niềm vui nhanh chóng. Các nhà nghiên cứu về hành vi Dan Ariely và Klaus Wertenbroch đã tìm ra đó là hành vi “tiền thỏa thuận”. Trong đó, những người trì hoãn sẽ sẵn sàng đặt ra thời hạn mà có ý nghĩa cho bản thân họ, và cách này thực tế đã cải thiện khả năng hoàn thành nhiệm vụ của họ lên rất nhiều. Tuy những thời hạn tự đặt kiểu này không hiệu quả bằng thời hạn bắt buộc, nhưng thà có còn hơn không.
Bên cạnh đó, để chống lại sự cám dỗ, bản thân mỗi người cần phải ngăn chặn nguy cơ gây ra xao lãng một cách dứt khoát, mạnh mẽ. Sirois tin rằng cách tốt nhất để loại bỏ nhu cầu cải thiện tâm trạng “càng nhanh càng tốt” là tìm ra điểm tích cực hoặc có giá trị của công việc đó.
Đọc đến đây, có lẽ bạn đã nhận thức được sự trì hoãn có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến con đường thành công và hạnh phúc của chính bạn. Hãy nhớ rằng, đừng để trì hoãn cướp đi tài sản quý giá nhất của cuộc đời bạn, đó là THỜI GIAN.