KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2024

6 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ THỜI ĐIỂM SỬ DỤNG CHÚNG

 


6 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ THỜI ĐIỂM SỬ DỤNG CHÚNG


🔶 1.   Phong cách định hướng


Phong cách định hướng phù hợp nhất khi tổ chức cần đột phá để vươn lên (thường là do tình hình đột nhiên biến chuyển) hoặc để giải quyết các nhiệm vụ không đòi hỏi sự hướng dẫn quá chi tiết.


Nhà lãnh đạo theo phong cách này luôn muốn hướng tầm nhìn mọi người đến một viễn cảnh chung, một mục tiêu chung. Tuy nhiên, để làm được việc này họ phải tường tận khả năng của cả đội.


Lợi thế: Phát huy hiệu quả khả năng phát triển, tinh thần sáng tạo của mỗi cá nhân do họ không bị ép buộc bởi bất cứ cách làm cụ thể nào.


Thách thức: Để có thể phát triển theo phong cách này, người lãnh đạo cần phát huy sự tự tin và kỹ năng truyền đạt bên cạnh việc nâng cao kiến thức chuyên môn và khả năng nhìn xa trông rộng.


🔶 2.   Phong cách huấn luyện


Đây là phong cách mà nhà lãnh đạo tập trung vào phát triển mỗi cá nhân, giúp nhân viên kết nối mục tiêu riêng với mục tiêu chung của tổ chức. 


Lợi thế: Đội ngũ nhân viên xây dựng được có năng lực cao. Họ luôn xác định được những mục tiêu trước mắt của mình cũng như tổ chức.


Thách thức: Nhân viên có thể sẽ cảm thấy gò bó và tự ti nếu nhà lãnh đạo sa đà vào quản lý tiểu tiết. Kiến thức và kỹ năng của người lãnh đạo có ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của nhân viên trong tương lai.


Một trong những sai lầm lớn nhất mà các nhà lãnh đạo mắc phải với phong cách này là cố gắng cải thiện những điểm yếu của nhân viên. Nếu lãnh đạo muốn có được kết quả tốt nhất từ ​​nhóm, hãy tập trung vào điểm mạnh của họ. 


🔶 3.   Phong cách kết nối


Sau những xung đột và áp lực, phong cách kết nối hữu hiệu trong việc hàn gắn và động viên đội nhóm. Phong cách này nên được áp dụng vào những thời điểm căng thẳng, khi cả đội đối mặt các tình huống ngặt nghèo hay niềm tin đang rạn nứt.


Nhà lãnh đạo theo phong cách kết nối là một chất xúc tác, gắn kết mọi người trong tổ chức. Họ chú trọng tạo ra một nơi làm việc hài hòa hơn, nơi mọi người đều thấu hiểu và làm việc tốt với nhau.


Lợi thế: Môi trường làm việc luôn giữ được sự hài hòa và liên kết giữa các thành viên khá bền chặt.

Thách thức: Hình ảnh người lãnh đạo có thể không thực sự rõ ràng. Mâu thuẫn trong nội bộ có thể ảnh hưởng nhiều tới kết quả làm việc.


🔶 4.   Phong cách dân chủ


Cách tiếp cận này có thể cực kỳ mạnh mẽ khi bạn cần đưa ra quyết định lớn, lên kế hoạch cho các chiến lược trong tương lai. Trong các tình huống khẩn cấp, gấp gáp về thời gian, dân chủ không phải sự lựa chọn phù hợp.


Phong cách dân chủ khuyến khích tất cả nhân viên đóng góp ý kiến để đưa ra quyết định tốt nhất dựa trên sự hợp tác và đồng thuận.


Lợi thế: Nhiều ý tưởng mới được ra đời, môi trường làm việc sáng tạo, hình thành ranh giới tôn trọng bình đẳng trong tổ chức.


Thách thức: Vì ý kiến phải đạt được sự đồng thuận của đa số, việc đưa ra quyết định sẽ mất nhiều thời gian.


🔶 5.   Phong cách dẫn đầu


Phong cách này hoạt động tốt nhất khi nhóm đã có động lực cùng kỹ năng và người lãnh đạo cần kết quả nhanh chóng. Không nên lạm dụng phong cách này vì yêu cầu cao trong công việc có thể làm nhân viên bị quá tải, suy giảm tinh thần và tăng tỷ lệ nghỉ việc.


Một nhà lãnh đạo phong cách dẫn đầu luôn đặt mục tiêu cao cho nhóm và thúc đẩy mọi người bằng mọi cách đạt được nó. 


Lợi thế: Các mục tiêu trở nên vô cùng rõ ràng, hiệu suất công việc cao.

Thách thức: Tình thần giảm xuống nhanh chóng do nhân viên thường cảm thấy choáng ngợp bởi tốc độ và các yêu cầu đặt ra.

Tips để trở thành nhà lãnh đạo dẫn đầu:


🔶 6.   Phong cách chỉ huy


Phong cách này chỉ nên được sử dụng khi tổ chức đang trong tình huống khủng hoảng. Nhưng ngay cả khi đó, nó có thể không phải là cách tiếp cận tốt nhất. Hoặc trừ khi bạn đang làm trong quân đội.


Nhà lãnh đạo phong cách này thường sử dụng mệnh lệnh, đe dọa hoặc trừng phạt để kiểm soát nhân viên. Phần lớn trường hợp, phong cách này có tác động cực kỳ tiêu cực đến văn hóa công ty và hiệu quả công việc.


Lợi thế: Một nhà lãnh đạo chỉ huy có thể đưa ra quyết định nhanh chóng. Họ có thể xử lý mọi tình huống khó khăn mà không bị hoảng loạn.


Thách thức: Phong cách này có thể khiến nhân viên xa lánh, không hài lòng với lãnh đạo, đồng thời bóp nghẹt các ý tưởng mới và sự sáng tạo.

Tình hình kinh doanh và môi trường làm việc luôn biến động. Vì vậy, một lãnh đạo uyển chuyển áp dụng phong cách phù hợp cho từng tình huống sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.


Sự uy nghiêm giúp tạo dựng “sức nặng” về hình ảnh cho nhà lãnh đạo. Tuy nhiên đó không nên là tiêu chuẩn đặt lên hàng đầu. Hãy luôn ưu tiên hiệu quả công việc, và rồi bạn sẽ biết mình cần làm gì để cả nhóm hoàn thành tốt nhất trách nhiệm của họ.


Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank