KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

LẬP TRÌNH KẾ HOẠCH CHO BẢN THÂN: SỐNG KỶ LUẬT, LÀM RA LÀM, CHƠI RA CHƠI. CÓ VẬY THÌ BẠN MỚI ĐƯỢC PHÉP MƠ ƯỚC VỀ NHÀ, LẦU XE HƠI!


LẬP TRÌNH KẾ HOẠCH CHO BẢN THÂN: SỐNG KỶ LUẬT, LÀM RA LÀM, CHƠI RA CHƠI. CÓ VẬY THÌ BẠN MỚI ĐƯỢC PHÉP MƠ ƯỚC VỀ NHÀ, LẦU XE HƠI!


(Bài rất dài, ai thực sự muốn thay đổi mình thì hãy đọc và làm theo)


Ngay từ nhỏ ta ước mơ theo đuổi một công việc nào đó. Dù còn “mơ mơ màng màng”, ước mơ là sức hút làm cho cá nhân vươn tới, là lực đẩy để ta tiến xa.


Để hướng tới ước mơ, cá nhân phải định cho mình một mục đích cụ thể. Nhưng mục đích này phải được chia ra thành những mục tiêu nhỏ hơn nữa và được thực hiện theo từng giai đoạn trong thời gian.


Làm kế hoạch cụ thể như thế nào? Trước tiên là chia con đường tới đích thành những giai đoạn ngắn khả thi. Ví dụ tôi muốn trở thành một nhà ngoại giao để giúp bạn bè năm châu hiểu về đất nước và con người VN. Ít lắm tôi phải có thạc sĩ trong một ngành bang giao quốc tế, biết tối thiểu hai ngoại ngữ, có kiến thức về các nước trên thế giới và giỏi giao tiếp. Nhưng tôi mới học lớp 11.


Giai đoạn ngắn trước mắt là tôi phải tốt nghiệp lớp 12. Giai đoạn kế tiếp là đậu vào đại học và bốn năm học cử nhân. Rồi hai năm thạc sĩ. Và chưa chắc gì mọi sự sẽ diễn ra suôn sẻ. Gia đình tôi chỉ trung bình về kinh tế, tôi sẽ đi làm việc vào các kỳ hè để lo một phần chi phí. Tôi sẽ cố gắng tìm những công việc tạo cho tôi điều kiện thực hành tiếng Anh, giao tiếp với người nước ngoài... Tôi phải dự trù hai khả năng, một là đậu vào một ngành bang giao quốc tế, hai là rớt. Nếu rớt tôi sẽ đi làm và tập trung học ngoại ngữ hay học một ngành khác, và tại sao? Ở từng giai đoạn tôi sẽ phải điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế.


Kế hoạch của tôi phải khả thi. Tôi sẽ không với quá cao để rồi nếu không đạt được sẽ thất vọng và chán nản bỏ cuộc. Tôi phải tự biết mình, năng khiếu và mặt mạnh mặt yếu của mình. Tôi nên bàn bạc với cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Như trong các lĩnh vực hoạt động khác tôi phải trả lời cho mình các câu hỏi (4W và 1H) sau đây:


WHAT: Cái gì? Tôi định làm gì, trở thành ai, theo đuổi mục đích nào?


WHY: Vì sao? Vì sao tôi theo đuổi ngành này? Vì cha mẹ thúc ép, vì bạn bè rủ rê? Vì nó đang là thời thượng? Hay vì tôi yêu thích, vì nó thật sự có ý nghĩa cho cuộc đời tôi?


WHO: Ai? Ai có liên quan? Trước tiên là tôi? Liệu tôi có đủ năng lực và kiên nhẫn để đeo đuổi mục đích cho đến cùng? Tôi có dễ chán nản và hay bỏ cuộc không? Sức khỏe của tôi có tốt đủ để theo đuổi ngành học không?...


Những người có liên quan nghĩ sao? Ai là người hỗ trợ đắc lực trong những người thân (cha mẹ, thầy cô, bạn bè...)?


Đâu là trở lực? Nếu bố không đồng ý, làm sao thuyết phục? Nhờ mẹ hay anh chị lớn, hoặc cô chú nói giúp?


WHEN: Lúc nào? Vào thời điểm nào tôi sẽ khởi đầu và kết thúc giai đoạn nào của kế hoạch?


HOW: Bằng cách nào? Tôi sẽ cố gắng tích lũy học phí như thế nào? Tìm học bổng ra sao? Chọn trường nào để học ngoại ngữ tốt nhất? Trình bày ước muốn của mình với cha mẹ ra sao để thành công?


Tôi không chỉ làm một kế hoạch lớn, tổng quát mà chia nó ra thành nhiều kế hoạch nhỏ theo từng năm, từng sáu tháng, từng tháng và thậm chí từng tuần với công việc và giờ giấc cụ thể.


Muốn thực hiện tốt kế hoạch lớn phải hoàn thành kế hoạch nhỏ. Muốn làm chủ cuộc đời mình phải làm chủ bản thân trong việc nhỏ. Sống kỷ luật, làm ra làm, chơi ra chơi, giải phóng chúng ta. Chúng ta không bị stress, bị lương tâm c.ắn rứt vì đã phí phạm thời gian...


Người viết rất biết ơn giai đoạn học và thực tập ở nước ngoài vì đã học được những thói quen tốt và khám phá rằng người ta dạy trẻ x.ác lập mục đích cuộc đời, tập làm chủ bản thân từ lúc còn nhỏ, không chờ tới tuổi sinh viên. Thiết nghĩ trẻ em VN cũng cần học điều này trong phần giáo dục về kỹ năng sống mới theo kịp giới trẻ ở các nước kháC.


Từng ngày trôi qua, chúng ta vẫn sống - học tập - làm việc - nghỉ ngơi - giải trí,.... trong một quỹ thời gian ấy đều đều không có gì thay đổi, nhưng nó sẽ thay đổi khi chúng ta thử lập kế hoạch cho một ngày của mình.

Kế hoạch là điều cần thiết cho bất kỳ một cá nhân, tập thể, nhóm người, tổ chức, quốc gia,... Có điều là nó biểu hiện ra như thế nào mà thôi!


Có thể chúng ta mải miết với công việc mà không nhận ra sự cần thiết và tác dụng của việc lập kế hoạch cho cuộc sống của mình nhưng sự thật là nó có vai trò rất lớn đối với bản thân mình, .... nó giúp chúng ta tổ chức cuộc sống của mình một cách khoa học hơn.

Có một câu tặng mọi người "Chúng ta không lập kế hoạch để thất bại nhưng chúng ta sẽ thất bại khi không lập kế hoạch".


Một số yếu tố cần biết khi lập kế hoạch cho bản thân


Những nhân tố bên trong


1. Điểm mạnh

Những nhân tố tích cực bên trong có thể kiểm soát được và bạn có thể phát huy khi lập kế hoạch:

- Kinh nghiệm làm việc

- Trình độ học vấn, bao gồm cả những khoá học thêm.

- Những hiểu biết chuyên môn sâu sắc trong lĩnh vực của bạn (ví dụ: phần cứng, phần mềm, ngôn ngữ lập trình…)

- Kỹ năng truyền đạt rõ ràng (ví dụ: kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và kỹ năng lãnh đạo)

- Những đặc điểm cá nhân (ví dụ: đạo đức trong công việc, ý thức tự giác, khả năng chịu áp lực trong công việc, khả năng sáng tạo, lạc quan, có sức khoẻ tốt)

- Có mối quan hệ tốt/làm việc theo nhóm tốt.

- Tác động tương hỗ với những tổ chức nghề nghiệp


2. Điểm yếu

Những nhân tố tiêu cực bạn kiểm soát được và có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn:

- Thiếu kinh nghiệm làm việc

- Điểm GPA thấp, sai chuyên ngành

- Thiếu mục tiêu, chưa hiểu rõ bản thân và thiếu những kiến thức về công việc cụ thể

- Kiến thức chuyên môn yếu

- Nhiều kỹ năng yếu (kỹ năng lãnh đạo, mối quan hệ giữa người với người, kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm)

- Kỹ năng tìm việc yếu

- Những tính cách cá nhân ti.êu c.ực (ví dụ, đạo đức làm việc kém, thiếu tự giác, thiếu động cơ thúc đẩy, thiếu quyết đoán, nhút nhát và quá giàu cảm xúc)

Những nhân tố bên ngoài


3. Cơ may

Những điều kiện bên ngoài tích cực mà bạn không kiểm soát được tuy nhiên bạn vẫn có thể tận dụng được.

- Những xu hướng phát triển tích cực trong lĩnh vực của bạn tạo ra nhiều việc làm hơn (ví dụ, sự tăng trưởng, toàn cầu hóa, những tiến bộ khoa học kỹ thuật)

- Những cơ hội bạn có được trong lĩnh vực của mình bằng cách nâng cao trình độ học vấn.

- Lĩnh vực thật sự cần đến những kỹ năng của bạn

- Những cơ hội bạn có nhờ tự biết mình rõ hơn và những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể hơn.

- Những cơ hội cho những tiến bộ trong chuyên ngành của bạn.

- Cơ hội cho sự phát triển nghề nghiệp trong chuyên ngành của bạn.

- Con đường sự nghiệp mà bạn lựa chọn sẽ mang lại cho bạn những cơ hội của riêng mình

- Vị trí địa lý

- Một mạng lưới làm việc vững mạnh


4. Hiểm hoạ

Những nhân tố bên ngoài mà bạn không kiểm soát được nhưng vẫn ảnh hưởng tới bạn và bạn vẫn có thể giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp.

- Mất phương hướng trong lĩnh vực của bạn, thu hẹp phạm vi công việc (thu hẹp, không cải tiến trong công việc)

- Sự cạnh tranh từ những người tốt nghiệp cùng trường, khoá với bạn

- Đối thủ cạnh tranh có kỹ năng, có kinh nghiệm, học vấn cao

- Đối thủ cạnh tranh có kỹ năng tìm việc tốt hơn bạn

- Đối thủ cạnh tranh là những người đi học có danh tiếng tốt hơn bạn

- Những trở ngại trên con đường công danh của bạn (Ví dụ: Thiếu học vấn/đào tạo ở trình độ cao mà bạn cần có để có thể nắm bắt được cơ hội)

- Sự phát triển trong lĩnh vực bạn tham gia có hạn chế, trong khi phát triển mang tính cạnh tranh và vô cùng quan trọng kh.ốc li.ệt.

- Sự gia tăng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực của bạn còn hạn chế do vậy rất khó có thể trụ lại được.

- Các công ty không thuê những người có chuyên môn và bằng cấp như bạn.


Hãy tự tìm ra những điểm mạnh của chính bạn nhưng bạn cũng nên đặt mình vào vị trí của những người tuyển dụng tiềm năng khi bạn xem xét những điểm mạnh của mình. Hãy tránh khiêm tốn quá nhưng cần phải hoàn toàn trung thực và nhận thức đúng bản thân mình. Hãy bắt đầu với việc lập một danh sách liệt kê những tính cách của bạn, có thể trong số những tính cách bạn liệt kê ra có những điểm mạnh của bạn.


Khi xem xét những điểm yếu của mình, hãy nghĩ về điểm mà nhà tuyển dụng tiềm năng cho rằng bạn có cải thiện được chúng sau đó. Đối mặt với những điểm yếu của mình sẽ giúp bạn có cái đ.ầu tỉnh táo để có thể bắt đầu lập kế hoạch cho sự nghiệp.


Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank