Đời người có thể buông bỏ mới có thể nắm giữ, có xả mới có đắc, được hay mất trong lòng ta tự biết.
Chỉ một câu nói giản đơn, nhưng đã bao hàm biết bao trí huệ và đạo lý xử thế trong đời.
Bởi vì, người rộng lượng mới hiểu được siêu thoát, người chân thành mới biết được hiến dâng, người hạnh phúc mới hiểu được buông bỏ, người trí huệ mới hiểu rõ được và mất.
Đời người, cùng lúc tìm kiếm được cũng là lúc luôn phải phó xuất; nếu có thể nhận thức được và mất một cách chính xác, con người sẽ hiểu rõ “được – mất” là song hành, cũng là lẽ tất nhiên.
Do đó, mất đi cũng đừng quá đau khổ, chỉ cần tìm về bản thân mà làm chủ chính mình trong sự mất mát đó.
Hạnh phúc của đời người, một nửa nên tranh, một nửa nên thuận
“Tranh” không phải là tranh chấp với người khác, mà là với khổ đau.
Không hạnh phúc nào có được dễ như trở bàn tay, mà phải cố gắng phấn đấu, nỗ lực hết mình, mới có thể từng bước từng bước đến gần hơn tới bến bờ hạnh phúc.
“Thuận” không phải là gặp sao hay vậy, mà là biết dừng lại đúng lúc mà an vui sau này.
Bởi sự hạn chế của năng lực và điều kiện, rất nhiều người và sự việc chỉ có thể thích ứng trong một tình cảnh, tùy duyên mà dừng lại.
Không tranh với người, vậy nên đời người ít tiếc nuối; lòng luôn thuận theo, bởi biết đủ nên thường an vui.