CẢ ĐỜI KHÔNG LO NGHÈO ĐÓI NẾU QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO 10 THÓI QUEN ĐƠN GIẢN NÀY
1. Lập thói quen để tiền sinh hoạt dự bị
Mục đích của tiền sinh hoạt dự bị chính là để ứng phó cho những tình huống khẩn cấp xảy ra bất ngờ trong cuộc sống, nên để dành dư dả khoản từ 3 – 6 tháng tiền sinh hoạt phí.
2. Tiền “bảo mệnh” tuyệt đối không được lấy ra đầu tư
Số tiền được dùng làm sinh hoạt phí từ 3 – 5 năm tới được gọi là “tiền bảo mệnh”. Tuyệt đối không được làm liều dùng nó để đầu tư hết. Bình thường nhiều người sẽ đem nó gửi tiết kiệm, mặc dù tiền lời ít, nhưng an toàn cho cả nhà là tất cả.
3. Mỗi tháng tính toán tiết kiệm tiền
Đừng mơ màng nghĩ đến việc “chỉ một đêm liền giàu”. Người ta tích lũy tài phú đều là tính theo từng giờ, từng ngày. Mỗi tháng nên đề ra kế hoạch tích lũy một phần từ tiền thu nhập, số tiền còn lại dùng để làm sinh hoạt phí và đầu tư.
4. Hiệu quả của tích lũy và đầu tư đều song hành
Nếu không tích lũy, tuyệt đối sẽ không thể trở thành người giàu được. Tiết kiệm là thói quen tốt, nhưng không chỉ chờ có dư mới bỏ ống heo, mà nên có kế hoạch hợp lý.
Nói theo cách đánh trận, tiết kiệm chính là “thủ”, đầu tư là “công”. Hai việc trong ngoài đều hợp nhất cùng phát triển, làm giàu sẽ không khó!
Nhưng nên nhớ, thời gian là tiền bạc, nên sớm trân trọng học cách tích lũy và đầu tư càng sớm càng tốt.
5. Lấy “tiền nhàn rỗi” đi đầu tư
Số tiền dư dả, không cần dùng đến, cũng không nằm trong kế hoạch tiết kiệm hay sinh hoạt phí, vậy hãy dùng nó để đầu tư. Dù có lỗ, cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Nhưng trước tiên hãy nên chọn những loại hình đầu tư ổn định, mang tính an toàn cao.
6. Bảo toàn tiền vốn
Nguyên tắc thứ nhất của đầu tư, chính là tuyệt đối không được làm ăn lỗ vốn; nguyên tắc thứ hai trong đầu tư, chính là nhất định phải kiên trì làm theo nguyên tắc thứ nhất, không được làm mất tiền vốn.
Có thể bảo toàn tiền vốn đã xem như là biết kiếm tiền.
7. Mỗi tờ tiền đều phải dùng hợp lý
Hiện tại, dân số bùng nổ ngày càng đông đúc, giá nhà, giá xe, giá hàng hóa và vật phẩm tiêu dùng ngày càng tăng, kiếm tiền thật sự không dễ dàng. Thế nên, đừng tùy tiện tiêu tiền vô ích. Nếu đã kiếm tiền không dễ, hãy học cách tiêu tiền cũng “không dễ”.
Trước khi muốn mua sắm cái gì, hoặc muốn đầu tư vào đâu, nên cân nhắc thật cẩn thận rồi đưa ra một lựa chọn sáng suốt.
8. Tiết kiệm tiền là tất yếu, nhưng sống cũng là điều tất nhiên
Trong cuộc sống, tiết kiệm là điều tất yếu để góp phần làm giàu, nhưng tiền đề là chúng ta phải bảo đảm được chất lượng và nền tảng cơ bản của cuộc sống. Đừng cố nhét ống tiết kiệm cho “heo” ăn rồi bản thân cả ngày lại không dám ăn cái gì.
Có người tiết kiệm đến nỗi cả năm ăn thịt cá chỉ được vài lần, làm vậy chỉ tổ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tiền cần xài đúng chỗ thì hãy xài, tiền không cần xài mới dùng tiết kiệm.
9. Tuyệt đối không lãng phí
Bạn mua món đồ đó, lý do là vì “cần”, chứ đừng vì “đẹp” hoặc “đang giảm giá”. Trước khi bỏ tiền ra mua cái gì nên đắn đo suy nghĩ trước, đừng vì một phút thích thú nhất thời mà lãng phí rồi mua về lại không dùng tới.
Học lối sống tối giản, kiểm soát “bản năng thiên tính” thích mua sắm, bạn sẽ dư được một khoảng tiền lớn.
10. Tiền lãi
Số tiền lãi thu được sau khi đầu tư chính là số vốn mới trong mắt những người giàu có. Hãy tận dụng nó một cách khoa học và đúng đắn.