KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2023

TẠI SAO BẠN NÊN SUY NGẪM VỀ PHONG CÁCH VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA MÌNH


TẠI SAO BẠN NÊN SUY NGẪM VỀ PHONG CÁCH VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA MÌNH


Về mặt lịch sử, và ngoại trừ các cấp quản lý cao nhất, các nhà lãnh đạo đã đạt được uy tín và hiệu quả dựa trên trình độ học vấn và quá trình đào tạo của họ, thường có từ hàng thập kỷ trước và cho phép họ lãnh đạo (hoặc ít nhất là hiểu) những người làm việc trong xưởng của họ, trong phòng thí nghiệm nghiên cứu, tại tuyến đầu của khách hàng. Trong các ngành như Sản xuất, Dược phẩm, Ngân hàng và hầu hết các ngành khác, những điều cơ bản về mô hình kinh doanh, sản phẩm, quy trình đều ổn định và được tối ưu hóa theo thời gian; do đó, các khái niệm đã học cách đây 30 năm vẫn còn rất phù hợp. 


Tuy nhiên số hóa là một sự thay đổi vô cùng khác biệt làm cho chuyên môn trong quá khứ và kinh nghiệm thâm niên tích lũy được trở nên ít phù hợp hơn - và ít đáng tin cậy hơn. 


Vậy bạn sẽ luôn đi học để update cho kịp thời cuộc, hay cứ như trước đây người cũ làm như thế nào thì mình làm như vậy ? Là một lãnh đạo bắt trend, hay là lãnh đạo truyền thống ? ....


Một nghiên cứu của Daniel Coleman trong một bài báo trên Harvard Business Review, đã xem xét và phân tích hơn 3.000 nhà quản lý cấp trung để tìm ra những hành vi lãnh đạo cụ thể và ảnh hưởng của chúng đối với lợi nhuận. Kết quả cho thấy phong cách lãnh đạo của một nhà quản lý chịu trách nhiệm cho 30% lợi nhuận cuối cùng của công ty.


Bên cạnh đó, khi bạn biết được rõ sự giống và khác nhau của các phong cách lãnh đạo là gì, bạn có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu và sự phù hợp của chúng – cho phép bạn làm việc theo cách phù hợp nhất với cá tính của mình.


VẬY LÀM SAO ĐỂ ĐỊNH HÌNH PHONG CÁCH CHO MÌNH ?


Để có thể xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân mình, bạn có thể thử xét tới một vài các cỏi sau đây:


 Bạn quan trọng điều gì hơn? Mục tiêu hay mối quan hệ?

 Bạn lựa chọn hình thức làm việc theo hướng mục tiêu đã được định trước hay tự do lựa chọn?

 Bạn muốn đưa ra quyết định một mình hay dựa trên ý kiến của tập thể?

 Bạn và doanh nghiệp của bạn muốn tập trung vào mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn?


Khi đã có câu trả lời, bạn có thể tham chiếu với một trong số 8 phong cách dưới đây để định hình. Tuy nhiên, không có một phong cách lãnh đạo doanh nghiệp nào là toàn diện. Mỗi phong cách đều có ưu điểm và hạn chế riêng:


 - Lãnh đạo chuyên quyền (Phong cách lãnh đạo độc đoán)

 Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp thúc đẩy năng suất thông qua nhờ việc phân chia nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể.

 Hạn chế: Thiếu tính linh hoạt, không nhận sự đóng góp ý kiến từ người khác nên sẽ không được lòng nhân viên cấp dưới,…

 

 - Lãnh đạo dân chủ

 Ưu điểm: Nhân viên cảm thấy được tôn trọng, sự hài lòng đối với lãnh đạo cũng được tăng cao. Cần ít sự giám sát của người quản lý hơn bởi người lao động hài lòng với quyết định cuối cùng được đưa ra. 

 Hạn chế: Mất nhiều thời gian để tổ chức các cuộc thảo luận nhóm lớn, thu thập ý kiến ​​và phản hồi, thảo luận về các kết quả có thể xảy ra và truyền đạt các quyết định.

 

 - Lãnh đạo ủy quyền (Laissez-Faire)

 Ưu điểm: Tinh thần trách nhiệm, sự thoải mái trong việc sáng tạo nội dung mới và môi trường làm việc không bị giám sát quá nhiều giúp tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn.

Thách thức: Phong cách này sẽ không hiệu quả đối với nhân viên mới bởi họ còn thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu rõ văn hóa và tác phong làm việc của doanh nghiệp và trong một vài trường hợp nhân viên không cảm thấy được hỗ trợ đúng mức.


- Lãnh đạo theo phong cách huấn luyện viên

Lợi ích: Thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng mới, tư duy tự do, đánh giá  các mục tiêu của công ty và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ “Chuyển đổi số”. Các nhà lãnh đạo theo phong cách huấn luyện thường được coi là những người cố vấn có giá trị.

Thách thức: Nhà quản trị sẽ tốn nhiều thời gian vào việc đào tạo và xác định điểm mạnh của từng cá nhân.


- Lãnh đạo theo phong cách chuyển đổi

Lợi ích: Coi trọng mối quan hệ cá nhân với nhóm của họ giúp thúc đẩy tinh thần và khả năng giữ chân công ty. Đề cao đạo đức của doanh nghiệp thay vì hướng 100% tinh lực vào để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. 

Hạn chế: Vì các nhà lãnh đạo chuyển đổi tập trung vào cá nhân, sẽ khiến kết quả của đội nhóm hoặc công ty không được chú ý.


- lãnh đạo giao dịch

Lợi ích: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu, thông qua các mục tiêu ngắn hạn.

Thách thức: Ngăn cản sự sáng tạo và không tạo được động lực cho những nhân viên không được khuyến khích bằng phần thưởng.


- Lãnh đạo theo phong cách quan liêu

Lợi ích: Mỗi người trong nhóm/ công ty đều được xác định vai trò  rõ ràng. Nhà quản trị nên tách biệt công việc khỏi các mối quan hệ để tránh làm lu mờ khả năng đạt được mục tiêu của nhóm.

Thách thức: Không thúc đẩy sự sáng tạo mà có thể cảm thấy hạn chế đối với một số nhân viên. Phong cách lãnh đạo này cũng chậm thay đổi và không phát triển mạnh trong môi trường cần sự năng động.


- Phong cách lãnh đạo Pacesetter

Lợi ích: Thúc đẩy nhân viên đạt được mục tiêu và hoàn thành mục tiêu kinh doanh chung của doanh nghiệp. Xây dựng môi trường, văn hóa làm việc làm việc năng động và chất lượng hoàn thành công việc ở mức cao.

Thách thức: Khiến nhân viên căng thẳng vì họ luôn cố gắng đạt được mục tiêu hoặc thời hạn. Môi trường làm việc có nhịp độ nhanh cũng có thể tạo ra thông tin sai lệch, chất lượng hoàn thành công việc thấp.


----------------------------------


Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank