CHA MẸ ĐỘC HẠI.
"Sao mày ngu thế hả con? Tao thật không hiểu sao lại có đứa con như mày?"
…
Đau thương lớn nhất của chúng ta, ấy là không thể lựa chọn hoàn cảnh gia đình cho riêng mình. Đau thương lớn nhất của chúng ta, ấy là bị gia đình bức hại một cách cực kỳ vô tội.
Gần đây mình đọc được một câu chuyện như sau: Một cô gái 22 tuổi sau khi tốt nghiệp đại học, bắt đầu đi làm nhưng luôn có ý định tự tử. Đây là lần thứ 2 cô ấy muốn tìm đến cái chết, lần đầu tiền là vào năm học lớp 4. Chỉ bởi vì lần ấy cô làm bài thi toán được 90 điểm. Bố cô đã muốn đánh chết cô vì cô không được điểm tối đa như ông mong đợi, may mà có mẹ cô can ngăn. Khi đó mới 10 tuổi đầu nhưng cô thấy sống chẳng có ý nghĩa gì hết.
Cô trưởng thành, cuối cùng cũng kết hôn, sinh con. Những trận đòi roi, những lời nói cay độc mà bố cô nói khiến cô cứ nghĩ đến là rùng mình. Và cô thề sẽ không đối xử với con mình như bố cô đã đối xử với cô. Cô sẽ chăm sóc, ấp ôm đứa con của mình -Tiểu Cương. Nhưng, những roi vọt ngày ấy từng hứng chịu dường như mãi chẳng thể xoá nhoà, Cô bắt đầu dạy Tiểu Cương y hệt cái cách mà bố cô đã dạy cô vậy. Cô không khen ngợi Tiểu Cương bao giờ, chỉ suốt ngày quở trách. Chửi Tiểu Cương là đồ con lợn, là đồ ngu, là đồ rác rưởi. Cứ bực mình là đánh.
Khi Tiểu Cương đi học, nghe Tiểu Cương muốn làm ban cán sự, cô bảo: "Tự nhìn lại mình đi, mày không biết mày họ gì à? Chưa đủ xấu hổ hay sao?" Tiểu Cương hay làm mất đồ, mất vở, cô tức giận nên đem vở giấu đi, không cho Tiểu Cương tìm được. Tiểu Cương không có vở dùng, cũng chẳng dám nói với mẹ, nên chỉ có thể lấy một quyển vở vừa cũ vừa bẩn để dùng thôi.
- Cô giáo chủ nhiệm của Tiểu Cương nói, đợt kiểm tra vừa rồi Tiểu Cương được 90 điểm lận, giỏi lắm luôn. Cô bảo đừng xạo, nó học dốt lắm.
- Cô giáo nói, chữ của Tiểu Cương đẹp hơn trước nhiều lắm. Cô bảo xấu chết đi được, coi mà buồn ói.
- Cô giáo nói, dạo này Tiểu Cương chăm chỉ nghe giảng, rất đáng khen. Cô bảo, đừng khen nó, không thì nó huênh hoang tự đại đó.
Có thể nói chuyện đàng hoàng với nhau được không vậy?
- Cô giáo: Chị đừng lặp lại hành vi của cha mẹ chị nữa.
- Mẹ Cương vô tội bảo: Tôi đâu có.
- Cô giáo cạn lời: Cách nói năng rồi hành xử của chị y hệt cha chị đấy.
(Câu chuyện dài nên mình chỉ tóm tắt vậy thôi =))) à cô giáo là bạn của Mẹ Tiểu Cương nên biết được quá khứ của cô ấy nhé)
Câu chuyện khiến mình nhận ra rằng: Ảnh hưởng gia đình mang lại cho chúng ta găm sâu tận xương tuỷ, vào lúc chúng ta cố hết sức mình phòng ngừa nó, lại chẳng biết tự khi nào, nó đã xâm nhập vào lời nói, hành động của mỗi chúng ta, để chúng ta đau khổ nhưng cũng đầy bất lực: Biết rõ kia là vực sâu không đáy, lại vẫn trơ mắt nhìn bản thân bị chìm đắm, đến khi giật mình nhận ra thì đã quá muộn rồi.
P/s: Hi vọng chúng ta có thể tránh khỏi vực sâu kia. Nếu đã rơi xuống rồi, hi vọng chúng ta có công cụ, có đường để đi lên. Có cả sức mạnh cùng sự kiên trì để bò lên nữa. Bởi một hệ thống gia đình độc hại giống như một vụ tai nạn liên hoàn, hậu quả của nó sẽ kéo dài từ đời này sang đời khác.
Mình thực sự rất hi vọng, hi vọng chúng ta hãy bắt đầu suy nghĩ lại về sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi một cá nhân. Đừng để những sự độc hại đó trở thành một vòng tuần hoàn không có điểm dừng, những đứa trẻ vô tội sẽ thật đáng thương.
Via: Weibo
--------------------