7 bước để lĩnh hội toàn bộ kiến thức khi đọc sách
Đọc sách là một thói quen tốt để cải thiện hiểu biết, tư duy và sự tập trung. Tuy nhiên có rất nhiều cách đọc khác nhau và không phải ai cũng biết cách đọc thế nào cho hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ về quy trình 7 bước mà các bạn có thể tham khảo để khai thác hết giá trị cuốn sách:
Bước 1: Nhận biết
➡️ Việc đầu tiên bạn cần làm là nhận thức về ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cách hành văn của quyển sách. Ví dụ, nếu quyến sách có nhiều từ ngữ chuyên môn thì bạn phải chuẩn bị sẵn điện thoại hoặc laptop để tra cứu nhằm tránh gián đoạn mạch đọc.
Bước 2: Hấp thụ
➡️ Tiếp theo là bước đọc. Lúc này chúng ta sử dụng mắt thu nhận thông tin từ các chữ cái và số liệu trên trang sách.
Bước 3: Hiểu
➡️ Là quá trình kết hợp các câu chữ đang đọc với những thông tin tương thích để nắm các ý tưởng chính trong sách. Các thông tin bao gồm số liệu, biểu đồ, hình ảnh minh họa, sự kiện, khái niệm, hình ảnh,...
Bước 4: Kiến thức hóa
➡️ Sau khi đã nắm được các ý tưởng của sách, chúng ta sẽ đến bước tiếp theo là liên hệ những kiến thức bản thân đã tích lũy với những thông tin đang đọc, từ đó tạo liên kết giữa chúng qua việc đánh giá, phân tích, phê bình và loại bỏ thông tin.
Đây là bước rất quan trọng. Vì không phải quyển sách nào cũng thật sự phù hợp để tiếp thu nên việc đánh giá, phân tích sẽ giúp bạn chọn lọc những kiến thức tốt nhất để sử dụng sau này.
Bước 5: Ghi nhớ
➡️ Sau khi sàng lọc những thông tin phù hợp, chúng ta sẽ lưu trữ chúng lại để có thể sử dụng. Ví dụ: Bạn có thể note lại kiến thức vào sổ tay hoặc đánh dấu số trang có những kiến thức và thông tin mình cần ghi nhớ.
Bước 6: Nhớ lại
➡️ Nhưng lưu trữ không là chưa đủ. Chúng ta cần việc thường xuyên hồi tưởng lại kiến thức. Đây là bước quan trọng để biến thông tin khô khan trên sách vở thành kiến thức của mình. Ví dụ, trong phòng thi, cần nhớ lại những kiến thức đã học, đã ôn luyện để làm tốt bài thi của mình.
Bước 7: Truyền đạt
➡️ Là bước cao nhất của quá trình đọc. Tức là, chúng ta có thể truy xuất thông tin đã lĩnh hội qua việc áp dụng vào thực tế thông qua hành động trình bày lại cho nó cho người khác (nói, viết). Quá trình linh hoạt áp dụng sẽ giúp chúng ta tiếp cận kiến thức dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đó hiểu cặn kẽ và sâu sắc hơn.
Theo: 1980Books
--------------------