Chuyển Khoản: Người Nhận: Nguyen Huu Cuong Số Tài Khoản: 0541000172196 Ngân Hàng: Vietcombank
🙏
Nhạc Phật giáo đạt đến cõi Niết Bàn thoát khỏi kiếp luân hồi, đưa câu hỏi sinh-tử ra khỏi tâm thức
Om Mani Padme Hum
Đây là câu thần chú phổ biến nhất trong phật giáo. Nhưng để hiểu nó không phải đơn giản. Vì nó quá đơn giản đi, nên khó có thể hiểu nó bằng một trí óc thông thường. Thay vào đó nên hiểu bằng một trực giác không cần phiên dịch.
Câu thần chú này thường được gọi là câu thần chú sáu vần. Sáu vần ứng với mong muốn và phương tiện chấm dứt sự luân hồi của sáu cõi. Toàn bộ câu thần chú là ước muốn và phương tiện để vượt hẳn qua kiếp luân hồi để đạt đến sự hư vô của vũ trụ.
Về bản chất ngữ nghĩa, Om và Hum là hai âm mở đầu và kết thúc của câu thần chú này. Nó chỉ có phần âm mà không có phần nghĩa. Om được phát âm trong tiếng Phạn (Sankrit) với nguyên âm A, bán nguyên âm U và phụ âm M. Nó thể hiện cho sự mở đầu của thân-khẩu-ý (body, speech, mind). Còn Hum thì là sự kết hợp tất cả làm một. Thành kim cương tỏa sáng trong im lặng.
Giữa Um và Hum là Mani và Padme. Mani có nghĩa là châu báu. Padme có nghĩa là hoa sen. Mani Padme có nghĩa là “Châu báu trong Hoa sen”. Châu báu tượng trưng cho tâm. Tâm là năng lượng tự nhiên trong mỗi con người, cần phải được chuyển hóa. Hoa Sen tượng trưng cho siêu trí tuệ. Là trí tuệ kim cương, trong vắt, rực sáng, đa màu, vượt lên trên vô thường vô ngã. Hay còn gọi là trí tuệ Tính không.
Mani và Padme là con đường hoàn chỉnh dẫn đến Niết Bàn. Là con đường giải thoát khỏi đau khổ tội lỗi. Là con đường phá hủy nguyên nhân của khổ đau và tội lỗi. Là con đường dẫn tới trí tuệ tịnh quang (clear light) hợp nhất với thân thể hư không (illusory body). Mani là biểu hiện của con đường đến thân thể hư không, Padme là biểu hiện của con đường dẫn đến trí tuệ tịnh quang.
Đạt đến cõi Niết Bàn là thoát hẳn khỏi kiếp luân hồi, đưa câu hỏi sinh-tử (samasic) ra khỏi tâm thức. Ra khỏi cõi luân hồi, tức là đi vào cõi hư vô, con người hoàn toàn đạt đến sự giải thoát tối thượng, đạt đến sự tĩnh lặng tối cao của minh triết.
“Châu báu trong hoa sen” còn là sự chuyển động của năng lượng. Về bản chất nguyên thủy (khi tôn giáo và triết học còn sơ khai) nó là hình ảnh cách điệu linga trong yoni. Nó là sự chuyển động của năng lượng tình cảm và thể xác của âm dương để đạt đến sự hòa nhập và thỏa mãn cao nhất của tinh thần.
Trong Mật Giáo, nhất là mật giáo tả phái thờ các nữ thần tính dục, Mani còn là nguyên lý dương (chủ động), Padme là nguyên lý âm (thụ động). Chủ động là phương tiện. Thụ động là trí tuệ. Chỉ có kết hợp âm dương mới đi đến Tuyệt Đối (Cực Lạc Tối Thượng). Người Tây Tạng có các hình ảnh Bồ Tát đang giao hợp (Yab-Yum=Cha-Mẹ) để thể hiện triết lý: thỏa mãn đam mê là con đường đến Niết Bàn. Đam mê là Niết Bàn. Các ham muốn (luyến ái, dục lạc) là khởi đầu của một tình yêu vô biên. Các câu thần chú (mantra) có ý nghĩa sơ khai là dùng để quyến rũ các thần. Các câu thần chú kết bằng Hum và Phat là để tán tỉnh nam thần, cụ thể trong Om Mani Padme Hum là để ‘tán tỉnh” đức Quán Thế Âm Bồ Tát (nam).
Mật giáo coi trọng chuyển hóa năng lượng, đặc biệt là năng lượng tình cảm và tâm linh, lên một bậc cao hơn. Mật giáo tìm mọi cách huy động năng lượng tự nhiên trong vũ trụ hòa hợp với năng lượng con người để đưa Châu Báu trong con người nhảy vọt một bước lên Hoa sen. Mật giáo không kiếm tỏa hay phá bỏ năng lượng, thay vào đó Mật Giáo tìm cách biến các động lực tự nhiên của con người, kể cả lòng tham và dục vọng, thành phương tiện giải thoát, để nhảy tới trí tuệ kim cương sáng trói. Trí tuệ kim cương có công năng đập tan mọi chướng ngại, giải thoát con người khỏi mọi đau khổ. Giống như con người muốn ra khỏi hố thẳm của sự tự vấn trí tuệ thì phải dùng trực giác của mình nhảy băng qua hố thẳm để đến được với sự im lặng vĩnh cửu của vũ trụ minh triết. Ở sau bước nhảy phi thường (Hum) đó sẽ là nơi năng lượng và trí tuệ hòa nhập vào một trạng thái bất khả phân chia. Một trạng thái vĩnh cửu của Tính Không. Một sự giải thoát tuyệt đối. Tự do tuyệt đối. Tịnh hóa tuyệt đối khỏi mọi ô nhiễm.
Sự hư vô của vũ trụ (không có gì thực sự hiện hữu) và sự giải thoát tối cao cá nhân mỗi con người khỏi cuộc sống khổ đau (càng trí tuệ cao càng khổ đau) trong câu thần chú Om Mani Padme Hum lại rất gần gũi với hai triết gia lớn nhất và có ảnh hưởng đến thế giới hiện đại nhất đó là Nietzsche và Heidegger.
Mời các bạn cùng nghe album Om Mani Padme Hum - Original Extended Version (Mp3) được thể hiện bởi Srinivas.
#kynangmoi