KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

TƯ DUY NHANH VÀ CHẬM - cuốn sách giải mã tư duy nhất định phải đọc 1 lần trong đời.

  


TƯ DUY NHANH VÀ CHẬM - cuốn sách giải mã tư duy nhất định phải đọc 1 lần trong đời.

Nếu rơi vào tình thế phải lựa chọn giữa một phẫu thuật (A) có 90% sống sót và phẫu thuật (B) với 10% xác suất bị tử vong, bạn sẽ chọn phẫu thuật nào?

Hẳn là bạn sẽ chọn phẫu thuật (A) phải không? Xin chúc mừng, bạn đã rơi vào cái bẫy tư duy có tên: Framing Effect (hiệu ứng khung) bởi bản chất của hai phẫu thuật trên là như nhau!

Và cùng với nó, hàng loạt lối mòn tư duy khác đang bủa vây để “đánh lừa” bạn mỗi ngày mà không hề hay biết: hiệu ứng hào quang (Halo effect), hiệu ứng mồi nghịch và đảo (reciprocal priming effects), hiệu ứng quá tự tin (overconfidence effects), ngụy biện về chi phí chìm (sunk-cost fallacy)… Chúng đang ăn mòn gặm nhấm tâm trí của chúng ta và là thủ phạm đằng sau biết bao quyết định sai lầm trong cuộc sống.

Trong cuốn Tư duy nhanh và chậm (Thinking fast and slow), nhà tâm lý học vĩ đại nhất trên thế giới còn sống, Daniel Kahneman, người được nhận giải Nobel về kinh tế năm 2002, sẽ đích thân “chỉ mặt đặt tên” tất cả các lỗi sai tư duy và hướng dẫn bạn các kỹ thuật để ngăn chặn chúng. Cuốn sách huyền thoại được đúc rút từ hàng thập kỷ nghiên cứu của tác giả Kahneman và có profile siêu “khủng” với 1.5 triệu bản được bán ra trên toàn thế giới:

Đầu sách bán chạy nhất và top 10 cuốn sách giá trị nhất năm 2011 theo The New York Times

National Academy of Sciences Best Book Award in 2012

Giải sách hay của Thời báo Los Angeles

Một trong những cuốn sách hay nhất do Globe and Mail và báo The Economist bình chọn

Một trong những đầu sách thuộc thể loại phi hư cấu xuất sắc nhất của The Wall Street Journal năm 2011.

Huân chương tự do của tổng thống năm 2013

Được chấm điểm 4.12 từ 206,144 ý kiến bình chọn trên Goodreads

Bộ não của chúng ta vận hành cùng lúc hai hệ thống như rùa và thỏ trong câu chuyện ngụ ngôn năm xưa. Trong khi Hệ thống 1 (Thỏ) đầy tính bản năng, tự động và mau lẹ và không bao giờ tắt đi thì Hệ thống 2 (Rùa) lại vô cùng chậm rãi, toan tính và gắn với các kinh nghiệm chủ quan. Đa số chúng ta thường tin rằng mình nghiêng về hệ thống số 2 đầy chín chắn nhưng chính hệ thống số 1 mới là kẻ chi phối mạnh mẽ nhất – người hùng của vở kịch tâm lý giữa rùa và thỏ.

Hệ thống 1 bao gồm những kỹ năng bẩm sinh, những kỹ năng đã được rèn luyện thành nếp và không đòi hỏi nỗ lực. Tri thức được lưu trữ sẵn trong bộ nhớ và chúng ta truy cập vào nó mà không cần huy động sự tập trung cao độ.

Hệ thống 1 lên tiếng nếu bạn:

Reo hò khi đội tuyển U23 đá bóng vào lưới nhà

Ghen tuông lồng lộn khi thấy người yêu mình ga lăng với một cô gái khác

Làm phép toán 1+2=?

Phá lên cười trước một câu nói đùa của đồng nghiệp

Nhận ra người khác đang mỉa mai mình

Còn Hệ thống 2 thì huy động sự chú ý đến những hoạt động tư duy đòi hỏi sự nỗ lực, bao gồm những phép tính phức tạp và sẽ kết thúc khi bạn không còn tập trung nữa. Nó hoạt động khi bạn:

Tìm hình hai con vật giống nhau trong trò Picachu

Giải một bài toán hình học

So sánh cách quản lý của hai người sếp

Nhìn lại năm 2018 vừa qua

Cố nhớ ra tên ca sĩ đang trình bày một bài hát rất hay

Hai hệ thống có sự tương tác rất phức tạp. Hệ thống 1 liên tục phát đi những tín hiệu của ấn tượng, trực giác, sự chú ý và cảm xúc để gợi ý cho Hệ thống 2. Nếu được Hệ thống 2 xác nhận, chúng sẽ trở thành những hành động tự động. Khi Hệ thống 1 không thể đưa ra lời giải đáp, nó sẽ “cầu viện” đến Hệ thống 2 để thực hiện những tiến trình chi tiết và đặc thù hơn. Hầu hết những gì bạn nghĩ và làm đều có nguồn gốc từ Hệ thống 1 nhưng Hệ thống 2 thường chịu trách nhiệm ra quyết định cuối cùng. Bạn lỡ miệng chửi thề khi máy tính sập nguồn mà chưa kịp lưu file (Hệ thống 1) nhưng vội vàng xin lỗi đồng nghiệp xung quanh khi nhận ra đang trong một cuộc họp và tự kiểm điểm bản thân mình sau đó (Hệ thống 2).

Nếu không tìm hiểu cặn kẽ mối liên hệ giữa Hệ thống 1 và 2, chúng ta sẽ gặp nhiều rắc rối đến mức nào? Bạn sẽ thích thú vô cùng khi hiểu ra sự “phân công lao động” giữa hai hệ thống và những thiên kiến ngớ ngẩn của tư duy để từ đó biết điều tiết chúng một cách hợp lý và sáng suốt hơn.

Tại sao chúng ta lại tin rằng một điều gì đó là đúng khi nó được in đậm?

Tại sao chúng ta lại cho rằng một người có ngoại hình tốt hơn sẽ có năng lực hơn?

---------------------------

Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank