Nghệ thuật từ chối - Cách nói không mà vẫn có được đồng thuận
Nếu từ chối ai đó một cách thẳng thừng rằng “Không” hoặc “Tôi không rảnh” ngay lập tức thì quá sỗ sàng khiến cho người khác cảm thấy rất mất thiện cảm với bạn. Vậy làm thế nào để từ chối một cách khéo léo mà không làm mất lòng người khác? Mời bạn cùng đọc cuốn sách “Nghệ thuật từ chối - Cách nói không mà vẫn có được đồng thuận”
Nghệ Thuật Từ Chối - Cách Nói Không Mà Vẫn Có Được Sự Đồng Thuận
- 69.700 đ82.000 đ
Combo Sách Nói Lời Từ Chối: Nghệ Thuật Từ Chối + Lời Từ Chối Hoàn Hảo (Bộ 2 Cuốn)
- 173.230 đ
Giới thiệu về tác giả
Damon Zahariades là một nhà văn, hiện tại ông là chủ của một đại lý tiếp thị nội dung riêng trên trang web hướng dẫn mọi người cách để nâng cao năng suất làm việc trong một ngày. Ông khá thành công với website cả ông và sự nghiệp viết lách. Có rất nhiều tác phẩm, đầu sách được xuất bản liên tục trong nhiều năm. Trong đó không thể kể đến cuốn sách Nghệ thuật từ chối.
Cảm nhận về sách
Nghệ thuật từ chối bao gồm 4 phần
Phần 1: Thói quen làm vừa lòng người khác
Phần 2: Lý do ta gặp khó khăn khi từ chối
Phần 3: Mười chiến lược từ chối để không cảm thấy như một kẻ xấu
Phần 4: Phần bổ sung
Nghệ thuật từ chối mang đến rất nhiều những câu chuyện diễn ra xung quanh chúng ta hàng ngày. Chúng ta thường có tâm lý ngại khi nói lời từ chối với ai đó nhưng cũng chính vì ngại nên đôi khi chúng ta vô tình làm tổn thương chính bản thân mình. Công việc cá nhân và cả thời gian dành cho bản thân bạn cũng trở nên bị thu hẹp vì ngại từ chối người khác. Tuy nhiên nếu công việc nào bạn cũng ngại ngùng không dám từ chối thì bạn sẽ khiến cho bản thân mình trở nên mệt mỏi vậy nên việc nói lời từ chối rất quan trọng.
Cuốn sách đưa ra những cách từ chối vô cùng khéo léo, các giai đoạn đưa ra lời từ chối cũng vô cùng hợp lý.
Nghệ Thuật Từ Chối - Cách Nói Không Mà Vẫn Có Được Sự Đồng Thuận
- 69.700 đ82.000 đ
Combo Sách Nói Lời Từ Chối: Nghệ Thuật Từ Chối + Lời Từ Chối Hoàn Hảo (Bộ 2 Cuốn)
- 173.230 đ
Phần 1: Thói quen làm vừa lòng người khác
Khi có người nhờ giúp đỡ bạn thường đồng ý ngay mà không xem xét công việc của bản thân, dù bận như thế nào bạn cũng nhận vì sợ bị mất lòng. Khi bạn quá nhiệt tình với những người xung quanh kể cả là những việc nhỏ nhất mà không biết rằng người khác vì thấy bạn dễ nhờ vả nên lúc nào cũng nhờ bạn. Lâu ngày bạn sẽ nhận ra mình rất ngại và không biết làm thế nào để từ chối người khác nữa, bạn trở thành một người mà bất cứ ai cũng có thể nhờ vả được.
Vậy nên bạn cần phải mạnh mẽ, dứt khoát trong chuyện được người khác nhờ vả. Từ chối một cách khéo léo sẽ giúp cho bạn trở nên tinh tế hơn.
Phần 2: Lý do chúng ta gặp khó khăn khi từ chối
Một trong những lý do khiến chúng ta khó khăn khi từ chối chính là bản thân luôn sống theo cảm xúc, chúng ta luôn nghĩ nếu giúp đỡ người khác sẽ có được cái nhìn thiện cảm hơn từ đối phương như vậy mọi chuyện sẽ thuận lợi hơn. Thế rồi bạn bắt đầu giúp đỡ người khác vô điều kiện mà không thể làm việc cá nhân của mình. Mỗi ngày chúng ta đều có một quỹ thời gian và sẽ thật lãng phí nếu bạn chỉ dành thời gian đó đi giúp đỡ người khác.
Nghệ Thuật Từ Chối - Cách Nói Không Mà Vẫn Có Được Sự Đồng Thuận
- 69.700 đ82.000 đ
Combo Sách Nói Lời Từ Chối: Nghệ Thuật Từ Chối + Lời Từ Chối Hoàn Hảo (Bộ 2 Cuốn)
- 173.230 đ
Phần 3: Mười chiến lược từ chối để không cảm thấy như một kẻ xấu
Ở chương này tác giả sẽ đưa ra 10 chiến lược giúp cho chúng ta không ngại khi nói ra từ “Không” để từ chối một ai đó.
Đầu tiên tác giả đề cập đến là chiến lược nói thẳng và trực diện, ta nên bày tỏ thẳng thắn với đối phương như vậy sẽ làm cho đối phương thông cảm cho chúng ta. Chiến lược thứ hai chính là không trì hoãn để lẩn tránh yêu cầu của người khác, như vậy chúng ta không chỉ làm mất uy tín của bản thân mà còn khiến người khác mất thiện cảm với mình. Trong trường hợp này thì ta nên từ chối họ luôn để tránh tình trạng mất chữ tín.
Phần 4: Phần bổ sung
Trong cuộc sống có vô vàn tình huống bất ngờ khiến chúng ta đôi khi trở tay không kịp, ở chương này tác giả sẽ mang đến cho chúng ta những cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó. Đó chính là sự nhờ vả đến từ những người thân trong gia đình, chúng ta cần phải từ chối làm sao cho không bị mất tình cảm.
Trích đoạn hay trong sách
Hãy nghĩ đến một người bạn hay người quen mà bạn cho là điển hình của kiểu người làm hài lòng người khác. Người này có thể là người tốt bụng nhất mà bạn biết. Anh ấy hoặc cô ấy luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Bạn có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của anh ấy hoặc cô ấy mỗi khi bạn cần. Người này sẽ vui vẻ từ bỏ những mục tiêu cá nhân của họ để chiều theo nhu cầu của bạn. Hành động này có quen thuộc đến phát sợ với cá nhân bạn không? Bạn thấy bản thân mình có khía cạnh nào như thế không? Ví dụ, khi ai đó yêu cầu bạn giúp thì bạn có ngay lập tức gác lại bất kỳ việc gì mình đang làm và trả lời “Tất nhiên!” không? Và đây là vấn đề lớn hơn: Bạn có cảm thấy bất hạnh, căng thẳng và kiệt sức sau khi thường xuyên đặt ưu tiên của người khác lên trên của mình không? Nếu có thì đây là cuốn sách dành cho bạn.
Từ chối người khác là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bạn cần xây dựng. Nó giải phóng bạn, giúp bạn theo đuổi những lợi ích của mình, cả về phương diện cá nhân lẫn công việc. Với mục đích đó, nó sẽ nâng cao hiệu quả làm việc, cải thiện các mối quan hệ của bạn và mang đến cho bạn sự tự tin và yên bình mà bạn có thể thấy xa lạ vào lúc này.
Nghệ Thuật Từ Chối - Cách Nói Không Mà Vẫn Có Được Sự Đồng Thuận
- 69.700 đ82.000 đ
Combo Sách Nói Lời Từ Chối: Nghệ Thuật Từ Chối + Lời Từ Chối Hoàn Hảo (Bộ 2 Cuốn)
- 173.230 đ
Lời kết
Nghệ thuật từ chối cuốn sách giúp bạn chinh phục kỹ năng giao tiếp, giúp bạn biết cách ứng xử sao cho phù hợp với tất cả các mối quan hệ xung quanh. Trở thành một người tinh tế là điều giúp bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, được mọi người yêu quý và đặc biệt từ chối đúng lúc, đúng cách sẽ khiến bạn có ấn tượng tốt với người khác.
Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài review của mình. Hy vọng rằng những chia sẻ của mình có thể giúp ích các bạn trong việc lựa chọn cuốn sách phù hợp với bản thân. Chúc các bạn đọc sách vui vẻ. Thân!
- 15%
- 15%
- 15%
- 15%
- 15%
- 15%
- 15%