RFID (Radio Frequency Identification) công nghệ của tương lai
RFID đang trở thành một trong những công nghệ quan trọng trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. RFID là một hệ thống sử dụng sóng radio để truyền tải dữ liệu từ một thẻ RFID đến một bộ đọc RFID. Các thẻ RFID chứa một chip điện tử nhỏ và một ăng-ten, cho phép chúng truyền thông tin đến bộ đọc RFID một cách không dây.
Công nghệ RFID có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, từ theo dõi hàng hoá trong chuỗi cung ứng, quản lý kho, đến xác định vị trí và điều khiển lưu lượng giao thông. Với sự phát triển của công nghệ, các ứng dụng của RFID cũng đang được phát triển và mở rộng đến các lĩnh vực mới.
Ứng dụng của công nghệ RFID trong tương lai sẽ rất đa dạng. Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của RFID là trong việc quản lý tài sản. Các công ty sẽ có thể sử dụng RFID để theo dõi tài sản của mình và kiểm soát chúng một cách hiệu quả hơn.
RFID cũng sẽ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế. Với công nghệ này, bệnh viện sẽ có thể quản lý thông tin về bệnh nhân và thuốc, giúp cho việc chăm sóc sức khỏe trở nên hiệu quả hơn.
Ngoài ra, RFID cũng có thể được sử dụng trong lĩnh vực an ninh. Các thẻ RFID có thể được sử dụng để xác định người dùng và giúp cho việc kiểm soát truy cập trở nên dễ dàng hơn. Với sự phát triển của công nghệ, các ứng dụng của RFID cũng đang được phát triển và mở rộng đến các lĩnh vực mới như nông nghiệp thông minh, đô thị thông minh, vận chuyển và logistics.
Tóm lại, công nghệ RFID đang trở thành một trong những công nghệ quan trọng trong thời đại kỹ thuật số. Với những ứng dụng đa dạng của nó, RFID sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường an ninh, đồng thời giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên tiện lợi.
RFID là gì?
RFID viết tắt của Radio Frequency Identification hay được gọi là nhận dạng bằng tần số vô tuyến. Đây là một hình thức truyền thông không dây kết hợp việc sử dụng khớp nối điện từ hoặc tĩnh điện trong phần tần số vô tuyến của phổ điện từ để xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể.
RFID cho phép đọc dữ liệu trên một con chip từ xa qua đường dẫn vô tuyến với khoảng cách từ 50cm đến 10 mét với tần số 125Khz hoặc 900Mhz.
RFID không sử dụng tia sáng như mã vạch, không cần tiếp xúc trực tiếp. Một vài loại còn có thể đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như sương mù, băng đá, bê tông. Điều mà các công nghệ khác không thể làm được.
Cấu tạo của hệ thống RFID
Cấu tạo chính của RFID gồm 2 phần. Đó là thiết bị đọc (reader) và thiết bị phát mã (RFID tag) có gắn chip. Thiết bị đọc được gắn anten để thu phát sóng điện từ và gắn thiết bị phát mã RFID vào vật cần theo dõi, định dạng. Mỗi thiết bị RFID chứa một mã số nhất định và không trùng lặp nhau.
Cụ thể RFID được chia thành 4 phần sau:
Thẻ RFID: Đây là bộ phận quan trọng được gắn chip và anten. Nó có thể được thay thế cho hệ thống mã vạch trên các sản phẩm. Thẻ RFID được ứng dụng rộng rãi trên rất nhiều lĩnh vực như quản lý bán hàng, nhân sự, kho bãi, hộ chiếu, chạm thu phí… Với 2 loại chính đó là RFID passive tag và RFID active tag.
RFID active tag là loại thẻ tag mà nó có thể tự tạo ra nguồn năng lượng riêng để phát tín hiệu liên tục. Thường được sử dụng như một đèn tín hiệu để theo dõi chính xác vị trí của sản phẩm. Có thể theo dõi được cả trong môi trường có sự di chuyển với tốc độ cao như trạm thu phí tự động. Thẻ RFID active tag có thể đọc được với khoảng cách xa hơn thẻ RFID passive tag và chi phí của nó cũng cao hơn hẳn.
Thiết bị đọc: Với chức năng đọc thông tin từ các thẻ lưu động hoặc cố định trong hệ thống RFID.
Ăng-ten: Sử dụng để liên kết thẻ và thiết bị đọc. Khi thiết bị đọc phát tín hiệu thì hệ thống anten sẽ được kích hoạt và nhận tín hiệu từ thẻ.
Server: Với chức năng thu nhận và xử lý dữ liệu, theo dõi, giám sát và điều khiển hệ thống.
Nguyên lý hoạt động của RFID
Khi thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định thì thiết bị RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ và nhận năng lượng. Sau đó phát lại cho thiết bị RFID reader biết mã số của mình.
Nguyên lý hoạt động của RFID
Khi thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định thì thiết bị RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ và nhận năng lượng. Sau đó phát lại cho thiết bị RFID reader biết mã số của mình.
Ứng dụng của RFID trong sản xuất
Với công nghệ RFID, rất nhiều công việc tưởng chừng khó khăn đã được thực hiện một cách đơn giản. Mang lại được hiệu quả và chất lượng tốt hơn.
Trong việc quản lý kho, hệ thống RFID được ứng dụng để phân loại các nguyên liệu, vật tư trong kho thông qua hệ thống RFID tag được gắn lên trên sản phẩm cần theo dõi. Hệ thống RFID có thể thu thập được các dữ liệu thực tế như vị trí, số lượng, chủng loại và lưu trữ, hiển thị trên hệ thống máy chủ của kho. Giúp cho các thao tác xuất – nhập kho được diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Trong sản xuất, hệ thống RFID có thể thay thế cho thẻ kanban giúp việc kiểm soát dây chuyền sản xuất tốt hơn, xác định rõ các sản phẩm, nguyên liệu đang được sản xuất ở giai đoạn nào. Kiểm soát theo thời gian thực giúp tránh các lỗi phát sinh trên dây chuyền sản xuất.
Trong việc bảo quản sản phẩm, hàng hóa được theo dõi bằng RFID có thể giúp bạn nắm được nhiệt độ, độ ẩm của sản phẩm và điều chỉnh để phù hợp.