💱
Kiểm tra Mã Bưu Chính theo Tỉnh/Thành Phố
Mã Swift là gì? Danh sách Swift Code các ngân hàng tại Việt Nam ( Tra cứu tự động trên Web )
Nếu bạn thường xuyên thực hiện các giao dịch chuyển nhận tiền với các ngân hàng nước ngoài thì mã Swift chắc chắn không phải là điều xa lạ. Tuy vậy vẫn còn nhiều bạn chưa biết mã Swift là gì? Mã Swift của các ngân hàng Việt Nam là như thế nào? Trong bài viết dưới đây, ngân hàng số Timo sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này. Xem ngay nhé!
Mã Swift là gì?
Mã Swift còn được gọi là BIC (viết tắt của Business Identifier Codes). Đây là một mã định danh giúp bạn nhận diện được ngân hàng đó nằm ở vị trí nào, thuộc quốc gia nào trên thế giới. Thông thường, mã Swift chỉ cần thiết khi thực hiện giao dịch nước ngoài, còn đối với giao dịch trong nước thì không cần.
Mã Swift thường có 8 hoặc 11 ký tự, mỗi ký tự có một ý nghĩa khác nhau như tên quốc gia, tên ngân hàng, mã chi nhánh,…
Quy ước chung của mã Swift ngân hàng
Một mã Swift hoàn chỉnh có dạng AAAABBCCDDD, trong đó:
- AAAA: Là ký tự viết tắt tên ngân hàng bằng tiếng Anh. Đây là đặc điểm để nhận dạng các ngân hàng và tổ chức tài chính với nhau. Ở vị trí này chỉ được dùng ký tự là chữ cái từ A đến Z và không cho phép sử dụng số.
- BB: Là ký tự viết tắt quốc gia của ngân hàng bằng tiếng Anh. Đối với các ngân hàng tại Việt Nam thì 2 ký tự này luôn là VN.
- CC: Là mã địa phương. Mã này thường được phép dùng cả chữ và số. Mã CC thường được quy định là VX.
- DDD: Là mã chi nhánh ngân hàng tham gia. Mã này được phép sử dụng cả số lẫn chữ. Tuy vậy ở Việt Nam khách hàng không cần quan tâm đến 3 ký tự này.
Ví dụ: Mã SWIFT của ngân hàng Bản Việt sẽ là VCBCVNVX hoặc VCBCVNVXXXX, trong đó:
- VCBC: Viết tắt tên tiếng Anh của ngân hàng VietCapital – Ngân hàng TMCP Bản Việt (VIET CAPITAL COMMERCIAL JOINT STOCK BANK).
- VN: Là ngân hàng tại Việt Nam.
- VX: Mã nhận diện địa phương.
- XXX: XXX là không bắt buộc. Tùy vào ngân hàng của người gửi hoặc người nhận, khách hàng có thể không cần thêm 3 ký tự này.
Mã Swift có chức năng và ý nghĩa gì?
Mã Swift Code có 2 chức năng cơ bản nhất là:
- Swift Code giúp bạn trình báo với ngân hàng và được hỗ trợ lại nếu có sự sai sót trong quá trình giao dịch.
- Mã Swift là thông tin bảo mật, giúp khách hàng thực hiện thanh toán thành công khi mua hàng ở các trang thương mại điện tử.
Mã Swift không chỉ là mã định danh của mỗi ngân hàng mà nó còn có nhiều ý nghĩa khác. Cụ thể như sau:
- Giúp quá trình giao dịch được an toàn và bảo mật.
- Giúp hệ thống có thể xử lý giao dịch với số lượng lớn cùng một thời điểm.
- Việc sử dụng mã Swift giúp tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với cách chuyển khoản trước đây.
- Tất cả mã Swift đều cùng một tiêu chuẩn nên có sự đồng nhất và nhất quán.
- Mã Swift tạo ra một chuẩn mực chung, các ngân hàng trên thế giới phải tuân theo.
- Giúp kết nối, tạo nên một cộng động ngân hàng, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng.