"Cơ hội giống như bình minh, nếu bạn chờ đợi quá lâu, bạn có thể bỏ lỡ nó" - William Arthur
----------------
Đừng tự hỏi vì sao mình gi.àu kinh nghiệm, có thâm niên công tác lại không được cất nhắc thăng chức như cậu chàng vừa nhận việc. Hãy thử xem mình đã đủ chủ động trong công việc hay chưa.
Câu chuyện sau kể về Khánh Ly, một nhân viên gương mẫu đã làm việc tại công ty gần 3 năm. Tuy nhiên, chuyện sẽ không có gì nếu không có việc mới đây, anh Tuấn, người mới được tuyển dụng chưa lâu được đề bạt ngay lên vị trí Giám đốc công ty.
Không cam tâm, một ngày nọ, Khánh Ly có dịp hỏi chuyện Chủ tịch. Cô bắt đ.ầu:
- “Thưa ông chủ, tôi đã từng đến trễ, về sớm hay bị kỷ luật bao giờ chưa?”.
Ông chủ chỉ đơn giản trả lời: “Không có”.
- “Vậy công ty có thành kiến với tôi không?”.
Ông chủ lúc này hơi sững sờ một lúc rồi trả lời: “Dĩ nhiên là không”
- “Tại sao người có trình độ chuyên môn thấp hơn cả tôi lại có thể được trọng dụng, mà tôi thì vẫn phải làm một công việc t.ầm th.ường?”
Ông chủ im lặng một lúc rồi mỉm cười nói: “Việc của cô chúng ta sẽ đợi một lát sẽ bàn, hiện giờ tôi đang có một việc gấp cần xử lý, nếu không vội cô hãy giúp tôi xử lý việc này trước đã?”
Khánh Ly vui mừng ra m.ặt vì được “sếp” tin tưởng, chờ nghe ông giao việc.
Ông chủ nói tiếp: “Một k.hách h.àng sẽ đến công ty để kiểm tra tình trạng sản phẩm, cô hãy liên lạc với họ hỏi xem khi nào họ đến?”
- “Đây là một nhiệm vụ quan trọng” – sếp còn nhấn mạnh thêm.
Bước ra đến cửa cô còn không quên quay lại cười với ông.
Sau 15 phút, cô quay trở lại văn phòng của ông chủ.
Ông chủ hỏi: “Cô đã liên hệ được với họ chưa?”
- “Đã liên hệ được với họ rồi nhưng họ nói rằng tuần tới mới có thể qua”.
Ông chủ hỏi tiếp: “Cụ thể là vào thứ mấy tuần sau?”
Cô gái ấp úng nói: “Cái này tôi chưa hỏi rõ”.
- “Vậy có bao nhiêu người đến?”
Cô lúng túng: “A! Sếp không nhắc tôi hỏi điều này....”
- “Vậy họ đến đây bằng tàu hỏa hay máy bay?”
- “Cái này ngài cũng không nhắc tôi hỏi!” Khánh Ly thật sự đã rất hoang mang và sợ hãi.
Ông chủ đã không nói gì nữa, tiếp đón ông gọi anh Tuấn, người vừa được cất nhắc lên vị trí lãnh đạo. Anh Tuấn vào công ty trễ hơn cô 2 năm, hiện giờ đã là Giám đốc và là người đứng đ.ầu của một bộ phận.
Ông chủ cũng giao nhiệm vụ tương tự như của cô. Sau một lúc anh ta quay lại.
Anh Tuấn cho biết: “Sự việc là như vậy…Họ sẽ đáp máy bay vào 3 giờ chiều ngày thứ sáu tuần sau, khoảng 6 giờ tối sẽ đến đây. Họ có tổng cộng 5 người do trưởng phòng tiêu dùng dẫn đ.ầu. Tôi đã báo họ là công ty sẽ cho người ra sân bay để đón”.
- “Ngoài ra, họ còn có kế hoạch nghiên cứu 2 ngày tại đây. Cụ thể về lịch trình thì sau khi đến đây hai bên sẽ bàn bạc để biết rõ hơn. Để tạo thuận lợi cho công việc, tôi đề xuất sắp xếp họ ở tại khách sạn quốc tế gần đó, nếu ngài đồng ý, ngày mai tôi sẽ đặt phòng trước”.
- “Còn nữa, trong tuần tới dự báo thời tiết có mưa, tôi sẽ giữ liên lạc với họ bất cứ lúc nào. Nếu tình hình thay đổi, tôi sẽ báo cáo lại cho ngài ngay”.
Sau khi anh Tuấn rời đi, ông chủ đã quay sang nói với Khánh Ly: “Bây giờ chúng ta hãy nói về câu hỏi của cô”.
- “Không cần nữa ạ, tôi đã biết lý do, làm phiền ngài rồi.”
Bài học rút ra là: Không phải cứ ai đến trước và có thâm niên công tác là sẽ đóng một vai trò quan trọng. Mọi người đều bắt đ.ầu từ những điều đơn giản nhất, những việc tưởng như bình thường nhất. Hôm nay bạn tự mình dán những loại nhãn hiệu cho bản thân, có lẽ ngày mai nó sẽ quyết định bạn sẽ được giao cho những trọng trách nhiệm vụ gì.
Mức độ quan tâm về công việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc. Bất kỳ công ty nào cũng cấp bách cần những nhân viên chủ động và có trách nhiệm trong công việc. Những nhân viên xuất sắc thường không bao giờ thụ động chờ đợi người khác sắp xếp cho công việc. Ngược lại họ sẽ chủ động tìm hiểu những gì họ nên làm, và sau đó tự mình đi hoàn thành tất cả.
Không chỉ nhân viên rút ra được bài học quan trọng trong công việc, mà bản thân những ông chủ cũng rút ra được những bài học rất lớn từ câu chuyện này. Vị Chủ tịch công ty đã làm cho Khánh Ly thật sự tâm phục quyết định của ông mà không cần những lời nói hay giải thích gì nhiều.
Bất cứ ai cũng có một vị sếp và có cơ hội để làm sếp, nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo lớn, trước hết sếp cũng phải là những nhân viên giỏi. Nhân viên giỏi là người chủ động đưa ra đề xuất. Đã qua rồi cái thời mà các nhân viên thuộc cấp răm rắp nghe và làm theo các mệnh lệnh của nhà lãnh đạo.
Ngày nay, các nhà lãnh đạo rất cần các cộng sự của mình chủ động đưa ra những ý tưởng mới mẻ chứ không cần những con “ong thợ” luôn chờ được chỉ bảo nên làm điều gì. Những nhân viên giỏi sẽ nói “Tôi nghĩ chúng ta nên làm điều đó”, chứ không phải nói “Sếp muốn tôi làm điều gì?”.
Những nhân viên giỏi luôn chủ động trong công việc, có khả năng tiên đoán và chủ động giải quyết công việc được giao. Những nhân viên năng động thường tự đặt ra câu hỏi: “Nếu tôi là sếp, tôi sẽ làm điều gì tiếp theo?”. Với cách tiếp cận công việc như vậy, họ sẽ chủ động giải quyết phần lớn các công việc thay cho sếp trước khi sếp nhận được thông tin về công việc.
Những nhân viên giỏi luôn chủ động và tự tạo công việc cho mình, luôn xác định mục tiêu rõ ràng, có thể định lượng về kết quả và đo lường thời gian hợp lý để hoàn thành mục tiêu đó. Họ cũng có khả năng vạch ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu và sẵn sàng báo cáo cho sếp bất cứ lúc nào về những diễn biến thực hiện. Có nghĩa là, nhân viên giỏi chứng minh với sếp rằng họ hoàn toàn có thể làm chủ công việc của mình. Làm việc với sự chủ động và độc lập bản thân nó sẽ giúp cho nhân viên tìm thấy niềm vui và cảm hứng trong công việc.
Theo CafeF
#kynangmoi #kynangtop