KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Biểu đồ Histogram là gì? Vai trò của biểu đồ Histogram trong quá trình cải tiến liên tục

  

Biểu đồ Histogram là gì? Vai trò của biểu đồ Histogram trong quá trình cải tiến liên tục

KHÁI QUÁT VỀ BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT – HISTOGRAM DIAGRAM

Biểu đồ Histogram là một phương thức biểu thị các dữ liệu một cách ngắn gọn và trực quan mà không làm mất đi giá trị của các dữ liệu đó. Ngoài ra, trong hoạt động cải tiến chất lượng tại doanh nghiệp, biểu đồ này còn mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Biểu đồ Histogram nằm trong 7 công cụ quản lý chất lượng (bao gồm biểu đồ – Charts, biểu đồ nhân quả – Cause & Effect Diagram, biểu đồ pareto – Pareto Chart, biểu đồ phân tán – Scatter Diagram), biểu đồ kiểm soát – Control Chart, biểu đồ phân bố – Histogram và phiếu kiểm soát. Đây là phương pháp quản lý chất lượng nổi tiếng của Nhật Bản cùng với hệ tư tưởng Kaizen, thực hành 5S hay Lean 6 Sigma. Các phương pháp này có thể được sử dụng kết hợp với nhau để mang đến hiệu quả tốt hơn trong các doanh nghiệp sản xuất.

Có thể hiển biểu đồ Histogram là một dạng biểu đồ thể hiện tần suất theo dạng cột. Dữ liệu được biểu thị bằng các cột trên biểu đồ có độ cao khác nhau tùy thuộc vào tần suất (bao nhiêu lần) phạm vi dữ liệu cụ thể xảy ra.

Histogram hiện nay được dùng phổ biến trong doanh nghiệp, các nhà quản lý nhờ biểu đồ này có thể đánh giá được hiểu quả của quá trình, sản phẩm có đáp ứng mục tiêu đề ra hay không, đồng thời có thể kịp thời khắc phục vấn đề đang gặp nguy cơ.

Mục đích của biểu đồ này là dùng để theo dõi sự phân bổ của các thông số của quá trình hoặc sản phẩm. Từ đây, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của quá trình đó có đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hay không hoặc sản phẩm đó có đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng hoặc số lượng hay không.

CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ HISTOGRAM VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG 

2.1. Biểu đồ dạng phân phối chuẩn

Đây là dạng biểu đồ phân bố tần suất có dạng hình chuông. Với mô hình này, tần xuất xuất hiện nhiều nhất ở trung tâm, giảm dần về hai phía và hai phía này đối xứng với nhau. Đỉnh biểu đồ càng cao, đáy biểu đồ càng nhỏ tức là quá trình càng ổn định.

2.2. Biểu đồ dạng phân phối lệch

Đây là dạng phân phối không cân xứng. Ở dạng biểu đồ này, giá trị trung bình của đồ thị bị lệch về một phía. Có thể phán đoán rằng dữ liệu đã bị giới hạn ở một phía, từ đó tập trung tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết sự bất thường.

2.3. Biểu đồ dạng phân phối hai đỉnh

Với dạng biểu đồ này, tần suất xuất hiện ở trung tâm thấp hơn các khoảng lân cận tạo nên hình dạng như đồ thị dưới. Dựa vào đây có thể phán đoán rằng có sự trộn lẫn của 2 nhóm dữ liệu có phân bố khác nhau. Từ đó có thể tách riêng các nhóm dữ liệu ra để phân tích riêng lẻ.

2.4. Biểu đồ phân phối dạng đảo nhỏ

Đây là dạng phân phối có một phân phối tách biệt với các dữ liệu còn lại. Hòn đảo nhỏ này được gọi là những giá trị ngoại lai. Dựa vào đây, ta có thể phán đoán rằng có một phần nhỏ dữ liệu bất thường từ một phân bố khác trộn lẫn vào. Sau đó, người sử dụng có thể tìm hiểu lại nguồn gốc dữ liệu để tìm được nguồn gốc của vấn đề và khắc phục nó.

2.5. Biểu đồ phân phối dạng răng lược

Do tần suất của dữ liệu phân phối không đều dẫn đến việc xuất hiện những thanh cao và ngắn xen kẽ nhau tạo ra hình dáng răng lược. Từ biểu đó, người sử dụng có thể phán đoán được kết quả của những dữ liệu bị làm tròn, hoặc xây dựng biểu đồ phân bố ban đầu không chính xác.

Ý NGHĨA CỦA BIỂU ĐỒ HISTOGRAM TRONG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG 

Mỗi một biểu đồ trong hệ thống 7 công cụ quản lý chất lượng đều có một vai trò riêng khác nhau. Đối với loại biểu đồ Histogram, chúng thể hiện hình thái phân bổ của dữ liệu, từ đó xác lập được mục tiêu và hướng khắc phục. Đặc biệt, chúng có ý nghĩa đặc trưng sau đây:

  • Hiển thị dữ liệu dưới dạng đồ họa dễ hiểu;
  • Hiển thị tần suất xuất hiện của các giá trị dữ liệu;
  • Tiết lộ các dạng, biến thể của dữ liệu;
  • Minh họa sự phân phối cơ bản của dữ liệu;
  • Cho phép dự đoán trong tương lai về hiệu suất của quy trình;
  • Cho phép xác định các thay đổi trong thông số quy trình;

VAI TRÒ CỦA BIỂU ĐỒ HISTOGRAM TRONG QUÁ TRÌNH CẢI TIẾN LIÊN TỤC 

Cải tiến quy trình liên tục là cốt lõi cho sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Biểu đồ và các công cụ chất lượng khác là chìa khóa để đạt được cải tiến quy trình liên tục đó. Việc sử dụng các biểu đồ nói chung và biểu đồ Histogram nói riêng sẽ là công cụ giúp doanh nghiệp có thể nhận ra ngay lập tức những vấn đề trong quá trình cải tiến thường bị bỏ qua.

Quá trình cải tiến quy trình liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải thu thập dữ liệu thông qua các công cụ chất lượng đơn giản như biểu đồ kiểm đếm, nhưng không phải công cụ nào cũng có khả năng phân tích và biến các dữ liệu trở nên có ý nghĩa này. Một trong những công cụ đơn giản nhất để thực hiện việc này là biểu đồ Histogram.

Ưu điểm chính của biểu đồ này là tính đơn giản và tính linh hoạt của nó. Nó có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau để cung cấp một cái nhìn sâu sắc về phân bố số liệu. Ví dụ, nó có thể được sử dụng trong bán hàng và tiếp thị để phát triển các kế hoạch định giá và chiến dịch tiếp thị hiệu quả nhất.

Biểu đồ Histogram được sử dụng để tìm sự thay đổi trong một quá trình. Ví dụ: biểu đồ thanh được sử dụng để hiển thị nơi xảy ra sự chậm trễ bằng cách tìm tần suất của sự chậm trễ trong mỗi bước của quy trình. Bằng cách sử dụng dữ liệu, các nhà quản lý dự án có thể tìm ra những cách tốt nhất để giảm thiểu những hạn chế trong quy trình hoạt động trong doanh nghiệp.

QUÁ TRÌNH LẬP BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT 

Biểu đồ tần suất được lập theo những bước cơ bản như sau:

  1. Thu thập các số liệu (số lượng dữ liệu phải lấy trên 50 mới tốt). Xác định giá trị lớn nhất (X max) và nhỏ nhất (X min) từ bảng dữ liệu đã tập hợp.
  2. Tính độ rộng R của toàn bộ các dữ liệu

R = X max – X min

  1. Xác định số lớp K. Có hai cách chọn số lớp K áp dụng phổ biến.
  • Cách thứ nhất: K = , trong đó n là tổng số dữ liệu trong bảng
  • Cách thứ hai: Có thể lấy số lớp K bằng số lớn nhất trong hai số số hàng và số cột của dữ liệu.

Số lớp K là một số nguyên không nên nhỏ hơn 5 hoặc lớn hơn 20.

  1. Xác định độ rộng của lớp (h)

h = (X max – X min)/ K = R/K

  1. Xác định giới hạn trên (GHT) và giới hạn dười (GHD) của từng lớp bắt đầu từ giá trị nhỏ nhất.
  • Lớp đầu tiên:

GHD = X min – h/2

GHT = X min + h/2

  • Lớp thứ hai:

GHD = GHT lớp 1

GHT = GHD lớp 2 + h

Tiếp tục như thế cho đến những lớp tiếp theo cho tới lớp cuối cùng có chứa giá trị đo lớn nhất.

  1. Lập bảng phân bố tần suất
  • Ghi các lớp với giới hạn trên và dưới lần lượt trong một cột;
  • Tính các giá trị giữa (GTG) của từng lớp ghi vào một cột

GTG = (GHD + GHT)/2

  • Đếm số lần xuất hiện của các giá trị thu thập được trong từng lớp và ghi tần số xuất hiện vào mỗi cột.
  1. Vẽ biểu đồ phân bố mật độ dưới dạng biểu đồ cột, trục tung biểu thị đặc tính chất lượng theo dõi, chiều cao của cột tương ứng với tần suất của lớp.
  2. Ghi các kí hiệu cần thiết trên biểu đồ
  3. Nhận xét biểu đồ, rút ra những kết luận cần thiết

Qua bài viết này, rất hy vọng bạn đã có cho mình thêm những kiến thức phục vụ cho doanh nghiệp của mình.

Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank