BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI!
(ĐÂY LÀ QUYỀN L.Ợ.I CỦA CÁC BẠN, NẾU CHƯA RÕ THÌ LƯU VÀO NHA!)
(01) THỨ NHẤT:
Khi thôi việc, dứt hợp đồng theo quy định, sau 1 tháng kể từ ngày các bạn thôi việc, bạn phải đòi bằng được 2 thứ là SỔ BẢO HIỂM và GIẤY QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC CÓ CHỮ KÝ CỦA CÔNG TY.
VD: Nghỉ 15/08/2018, thì 15/09/2018 chắc chắn có sổ, không có thì phải đòi bằng được.
(02) THỨ HAI:
Lãnh BẢO HIỂM TH.Ấ.T NGHI.Ệ.P trước (phải làm đủ trên 12 tháng mới có) và phải nhớ đi đăng ký lãnh trong vòng 3 tháng tính từ ngày nghỉ việc.
Sau 3 tháng tính từ ngày nghỉ việc, nếu đến trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc tỉnh làm thủ tục BHTN sẽ không được nhận trong đợt đó. Những tháng đã đóng sẽ bảo lưu, sau này đi làm công ty mới sẽ đóng tiếp tục, và được cộng dồn để nhận đợt sau.
Theo quy định của pháp luật thì lãnh được tầm 60% lương cơ bản:
1 năm đến 3 năm lãnh được 3 tháng;
3 năm rưỡi trở lên lãnh được 4 tháng;
4 năm lãnh được 4 tháng;
5 năm lãnh được 5 tháng;
...
9 năm lãnh 9 tháng
Thời gian còn dư sẽ được lưu lại.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đóng BHTN 50 tháng với lương bình quân 6 tháng cuối cùng là 4.000.000đ
Thời gian được hưởng BHTN của ông A:
- 36 tháng BHTN đ.ầu tiên => được hưởng 3 tháng trợ cấp.
- 12 tháng BHTN tiếp theo => được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp.
- Số tháng còn dư là 2 tháng BHTN => cộng dồn vào lần hưởng BHTN sau.
- Mức hưởng trợ cấp th.ấ.t nghi.ệ.p hàng tháng của ông A là: 4.000.000đ x 60% = 2.400.000đ
Giấy tờ chuẩn bị: CMND gốc, 2 CMND photo công chứng, 1 ảnh 3x4, sổ bảo hiểm gốc, sổ bảo hiểm photo, tờ quyết định nghỉ việc, tờ quyết định nghỉ việc photo.
Lên mạng search: Bảo hiểm th.ấ.t ngh.i.ệp [quận/huyện bạn đang ở] lãnh ở đâu?
Đi thẳng vào trung tâm để được hướng dẫn, không ghé ở ngoài sẽ bị m.ấ.t tiền cò.
(03) THỨ BA:
Lãnh BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 LẦN (trên 6 tháng là được lãnh)
Đối với những ai không làm nữa mà ở nhà chăm sóc gia đình thì phải đi lãnh nhé!
Thời gian cần lãnh: Sau 1 năm - 1 năm rưỡi kể từ ngày thôi việc nếu quyết định không làm và cộng dồn nữa. Còn ai vẫn làm cho công ty mới có đóng bảo hiểm sẽ được cộng dồn tiếp tục.
Đóng đến 20 năm sẽ được lương hưu.
Còn không, có thể lãnh BHXH 1 lần.
VD: 15/08/2017 nghỉ, thì 15/08/2018 lên BHXH quận/huyện hỏi thủ tục lãnh BHXH 1 lần được tính sơ như sau:
- Sau 2014:
(Lương cơ bản) X (số năm) X 2(hệ số bắt buộc sau năm 2014) = ....
Trước năm 2014 thì thay số 2 bằng 1,5.
- Quy đổi số tháng thành năm: Trên 6 tháng được tính 1 năm, trên 12 tháng được tính 1,5 năm, trên 18 tháng được tính 2 năm,...
Địa điểm lãnh: Quận nào lãnh quận đó, lên mạng search BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN…
Giấy tờ: CMND, sổ bảo hiểm, giấy quyết định nghỉ việc, sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú có x.ác nhận địa phương.
ĐÂY LÀ CÁCH LẤY ĐƯỢC BẢO HIỂM SAU KHI NGHỈ VIỆC, CÁC BẠN ĐỪNG NGHĨ NHIỀU GIẤY TỜ MÀ KHÔNG ĐI LÃNH. UỔNG LẮM, ĐỀU LÀ TIỀN CẢ ĐẤY!
VÀ QUAN TRỌNG PHẢI GIỮ SỔ BẢO HIỂM VÀ GIẤY QUYẾT ĐỊNH THẬT KỸ CHO ĐẾN KHI LÃNH, NÓ GIỐNG NHƯ TỜ "VÉ SỐ" TR.Ú.NG GIẢI ĐỢI NGÀY LÃNH THÔI!
Nguồn: Vân Miu
Via: Vietnam Business Insider
#kynangmoi