5 CẤP ĐỘ LÃNH ĐẠO VÀ NĂNG LỰC GÂY ẢNH HƯỞNG VỚI NGƯỜI KHÁC
Lãnh đạo chính là một cái nghề, gây ảnh hưởng với người khác để họ làm theo mục đích của mình. Nhưng chẳng phải người lãnh đạo nào cũng giống nhau đâu mà thực chất, người ta chia lãnh đạo thành 5 cấp độ:
1. Lãnh đạo chức vụ.
Đây là cấp độ thấp nhất của lãnh đạo, ở cấp độ này người lãnh đạo hầu như không gây được ảnh hưởng đến người khác. Thay vào đó, họ chỉ có thể sai khiến được người khác dựa vào chức vụ mà họ đang có, nhân viên của họ vẫn làm theo nhưng thực tế không có sự tin tưởng, tín nhiệm dành cho sếp của mình.
Thế mà, cấp độ này lại cực kỳ phổ biến, khi mà ai cũng có thể làm sếp mặc dù có thể chẳng có chút năng lực nào. Hai từ “Lãnh đạo” lúc này với họ nó chỉ tồn tại như một thứ danh hiệu chứ không hề có nhiều ý nghĩa. Dù vậy thì cấp độ này lại rất cần thiết cho một trải nhiệm làm lãnh đạo, từ đó người ta mới có thể phát triển dần và gây ảnh hưởng tốt hơn.
2. Lãnh đạo chấp nhận.
Lãnh đạo chấp nhận chính là cấp độ thứ hai của người lãnh đạo và lúc này họ dần chiếm được sự tin tưởng từ nhân viên, cấp dưới của mình. So với lãnh đạo chức vụ, sự khác biệt có thể dễ nhận thấy nhất ở chỗ người nhân viên có khuynh hướng đồng ý với các quyết định của lãnh đạo, họ nhận được động lực từ người lãnh đạo.
Quyền cá nhân của người lãnh đạo dần được nâng lên, họ củng cố được lòng tin, sự trung thành và sự hợp tác của cấp dưới. Họ đối xử với nhân viên bằng trái tim chân thành, nhờ vậy nên họ quy tụ được nhân viên và truyền cảm hứng. Nhưng sau cùng, điểm yếu cố hữu của cấp độ lãnh đạo này chính là kết vẫn không đạt được như ý.
3. Lãnh đạo kết quả.
Ở cấp độ 3 này của lãnh đạo, người ta đã khắc phục được vấn đề của lãnh đạo chấp nhận – đó chính là kết quả, bên cạnh đó họ có được sự tin tưởng, hợp tác nhiều hơn của các cá nhân. Họ vẫn làm việc, nhưng họ biết đo kết quả làm việc của mình và những nhân viên, nhờ vậy mà đưa tổ chức đi được đến đích.
Linh hồn của lãnh đạo kết quả chính là họ có thể gây ảnh hưởng được tới mức hiện thực hóa được tầm nhìn, biến những kế hoạch thành hiện thực. Nhờ vậy, mà họ rất được lòng nhân viên cấp dưới của họ, nhưng cũng vì sức ảnh hưởng lớn nên nếu người lãnh đạo kết quả ra đi, lập tức đội nhóm của họ không thể duy trì hoạt động được nữa mà tan rã.
4. Lãnh đạo hiệu quả.
Đây là cấp độ 4 của lãnh đạo mà hiếm ai có thể đạt tới được, nó đòi hỏi họ phải có những bí quyết gây ảnh hưởng. Sự khác biệt của cấp độ 4 với cấp độ 3 là lãnh đạo hiệu quả họ tập trung vào việc phát triển con người, vì họ hiểu rằng giúp người khác cũng là điển hình của giúp chính mình.
Lãnh đạo hiệu quả họ không còn ích kỷ, thay vào đó họ đưa lợi ích của người khác lên trên, thậm chí còn đặt trên cả lợi ích của cá nhân họ. Bên cạnh việc ủy thác công việc cho người khác, họ còn đưa người đạt được vinh quang. Nếu một công ty, một tổ chức mà có nhiều lãnh đạo hiệu quả làm việc ở đó, nhất định công ty, tổ chức đó sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ.
5. Lãnh đạo đỉnh cao.
Đây chính là cấp độ cao nhất đối với một lãnh đạo. Lúc này, họ gây ảnh hưởng bằng một vị thế của một nền tảng vững chắc là tôn trọng người khác, còn họ, họ không còn dựa vào quyền pháp lý, chức vụ nữa mà thay vào đó họ dùng quyền lực cá nhân là chủ đạo, lấy bản thân mình làm gương.
Để được như vậy, họ nhất định phải tách được cái tôi ra khỏi cái cá nhân, thay vì dựa trên lợi ích của mình, họ sẽ vì công ty, tổ chức. Để khi họ ra đi, tổ chức vẫn được vận hành tốt, họ còn tập trung để tìm cách cho người kế nhiệm cơ hội để thành công, họ phát triển cộng sự để phát triển tổ chức. Và một khi họ đã xác định được mục tiêu thì chẳng ai có thể lay chuyển được họ cả.
Năm cấp lãnh đạo được tăng dần đều theo quy trình mà không phải một sớm một chiều nói thay đổi là thay đổi được. Đặc biệt, ở cấp độ 4 – lãnh đạo hiệu quả, người ta tập trung vào phát triển con người, còn ở cấp độ 5 – lãnh đạo đỉnh cao, họ còn có khả năng phát triển cả tổ chức, mà để đạt 2 cấp độ này, người lãnh đạo cần phải cố gắng, nỗ lực thật nhiều.