KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2022

NHÌN CÂY SỬA ĐẤT, NHÌN CON SỬA MÌNH

 


NHÌN CÂY SỬA ĐẤT, NHÌN CON SỬA MÌNH

Tôi đã giật mình khi lần đầu tiên đọc được rằng, đến 8 tuổi một đứa bé coi như đã hoàn thiện 80% tâm lý - nhân cách - quan điểm sống cơ bản. 

Nghĩa là, 8 năm đ.ầu đời ấy sẽ gần như quyết định Con Chúng Ta Là Ai. Nếu bạn thiếu tiền bạn có thể kiếm sau, nếu bạn chưa mua đủ quần áo đẹp cho bé bạn có thể mua sau. Nhưng nếu bạn không dành đủ thời gian cho bé, không thể hiện tình yêu của mình đủ nhiều để bé cảm nhận được, bạn phó thác con cho ông bà hoặc người giúp việc chăm nuôi – thì bạn sẽ không có phép màu nào quay lại để bù đắp và cứu vãn sai lầm đã b.ỏ r.ơi con mình. 

Mình thích quan điểm này: "Nếu bạn chưa thể xây được nhà thì hãy để sau, điều quan trọng hơn cả là XÂY NGƯỜI, nó tiết kiệm tiền cho bạn bằng mấy lần cái nhà mà chỉ có sau này bạn mới nhìn thấy được."

Trẻ con thì rất phiền phức. Sự phiền phức đó lại không hẳn là do chúng. Ta chọn sinh ra chúng chứ chúng đâu chọn nhảy vào đời ta. Ta có thể cân đo đong đếm sắp xếp thứ tự ưu tiên và quyết định sẽ dành cho con bao nhiêu phần trăm thời gian, chứ con đâu biết mẹ ra khỏi cánh cửa kia rồi sẽ về, bố làm xong việc này sẽ chơi với con.

Vì ta có thế giới với công việc, với shopping, với các mối quan hệ, với cái chân đi bất cứ đâu, chứ con nhỏ chỉ biết thế giới bầu trời là bố mẹ mà thôi. Nhưng bầu trời thỉnh thoảng giáng cho cái tét vào mô.ng chỉ vì con muốn được ngắm bầu trời.

- Vì đán.h đau nó mới nhớ.con?
- Vì đ.á.n.h đau nó mới nhớ.
- Vì không kiềm chế được. Ấy vậy mà ta luôn kiềm chế được với người khác, trừ con mình.
- Vì con còn bé phải đ.á.n.h mới nên người - phải sửa lại là bé nó không có mi.ệng cãi lý, không có khả năng đ.á.nh lại nên cha mẹ "tranh thủ" mà đ.á.nh, không lớn mà làm thế thì nó phản ứng lại ngay.

Con - yêu thương vô cùng nhưng cũng tội nghiệp vô cùng. Vì không tự bảo vệ được mình mà vẫn bị đ.á.nh - dù người lớn có "h.ư" cũng ít khi bị đánh, còn con thì khi cha mẹ đ.á.n.h lại là được xem là "yêu cho r.oi cho v.ọt", là ch.ân lý, là đúng đắn.

Dưới một tuổi con là thiên thần. Qua một tuổi con là kẻ phá đám trong nhà (suốt ngày lộn ngược, sểu nhãi, bốc mọi thứ không phải đồ ăn cho vào miệng và nhè mọi thứ là đồ ăn mẹ mời, lèo nhèo ngôn ngữ "sóng âm"....). Vì tuổi lên một con nhận thức được nhiều nhưng không đủ ngôn từ diễn đạt. Vì tuổi lên một con bị đẩy ra khỏi bố mẹ nhiều hơn nên con cứ th.èm kh.át bám lấy bố mẹ cuối ngày.

Ngày 24 tiếng, con chỉ có 2,5-3 tiếng bên bố mẹ, lại là giờ cơm nước, tắm giặt nên con cứ bị lờ đi, cố gây chú ý thì sẽ nhận lại là cá.u g.ắt, đ.á.nh m.ắ.ng.
-------------------

Cha mẹ chính là tấm gương để con cái noi theo, nhưng dường như rất ít phụ huynh chịu nhìn con sửa mình.

Các nhà tâm lý học từ xưa đã quan tâm đến vấn đề phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế nào. Có một điều chắc chắn là cha mẹ là tấm gương cho con, về hành vi, thái độ, cách ứng xử hàng ngày…

Đứa trẻ sống trong những lời nói hằn học sẽ không thể nói ra những lời dịu dàng dễ nghe. Đứa trẻ sống trong b..ạ.o l.ự.c sẽ dùng b.ạ.o l.ực để giải quyết m.âu thu.ẫn. Con cái sống trong những gia đình ăn nói mực thước, cư xử đàng hoàng sẽ có nền tảng rất tốt để trở thành một đứa trẻ duyên dáng, lịch thiệp…

Khi con người khác làm chúng ta bực bội, chúng ta sẽ nhã nhặn bỏ qua. Nhưng nếu con mình làm như vậy, bố mẹ sẽ đ.á.nh con để giải tỏa sự bức bối. Dù sao thì đa phần đều nghĩ rằng, con là con mình đ.ẻ ra mà…. Tất cả đều sẽ tỏ ra thân thiện dù cho họ có bị nói xấu, làm tổn thương, người làm cha làm mẹ thu mình lại trước những phiền phức bên ngoài, nhưng lại giơ mó.ng vu.ốt khi về nhà.

Khi con bị đ.á.nh, con không có ai để dỗ dành

Khi con bị đ.á.nh, con bị t.ổn thư.ơng bởi người thân gần gũi nhất

Khi con bị đ.á.nh, con không thể làm gì để giải tỏa nỗi uất ức. Mẹ có thể đi shopping nếu mẹ buồn, bố có thể cà kê vài cuộc nh.ậu khi 1 hợp đồng gặp trục trặc.

Bố mẹ đ.á.nh con thì dễ hơn việc kiên nhẫn nói những lời nhỏ nhẹ, dạy con cách sửa mình. Nhưng cha mẹ là tấm gương cho con cái, lá vàng là bởi đất khô, nhìn cây sửa đất nhìn con sửa mình.

Theo nhà tâm lý học Diana Baumrind, có 4 phong cách nuôi dạy con gây ra những tác động khác nhau lên hành vi sau này của trẻ.

1. Đ.ộc đoán

Những bậc cha mẹ theo phong cách đ.ộc đoán thường có xu hướng áp đặt con cái. Theo đó, trẻ phải tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt do cha mẹ thiết lập. Nếu làm trái thường dẫn đến những hình phạt nghiêm khắc. Những đứa trẻ sống trong gia đình đ.ộc đoán thường sẽ ngoan ngoãn, nhưng có mức hạnh phúc thấp, thiếu năng lực xã hội và lò.ng tự trọng. Chúng cũng tự đá.nh gi.á bản thân thấp, thường xuyên lo lắng, thiếu tự tin và kỹ năng giao tiếp rất kém.

2. Dân chủ

Gần giống phong cách độc đoán, những bậc cha mẹ dân chủ thường "giám sát và truyền đạt các yêu cầu rõ ràng đến con cái”. Họ quyết đoán, nhưng không xâm phạm hay hạn chế hành vi của trẻ. Khi trẻ không đáp ứng được kỳ vọng, các phương pháp kỷ luật mà phụ huynh đưa ra thường là hỗ trợ, thay vì trừ.ng ph.ạt. Phong cách nuôi dạy dân chủ có xu hướng tạo ra những đứa trẻ hạnh phúc, có năng lực và dễ dàng thành công trong cuộc sống. Chúng luôn cảm thấy tự tin, có chính kiến và tin tưởng vào cha mẹ nhiều hơn.

3. Dễ dãi, nuông chiều

Tương tự phong cách dân chủ, cha mẹ dễ dãi được mô tả bởi sự ấm áp và tình cảm mãnh liệt nhưng lại rất ít khi đưa ra đòi hỏi, yêu cầu hay kiểm soát hành động của con. Việc nuôi dạy con dễ dãi thường khiến trẻ bị phụ thuộc vào cha mẹ, thiếu kỷ luật, cũng như thiếu khả năng chịu đựng áp lực, cạnh tranh.

4. Thờ ơ, không quan tâm

Những bậc cha mẹ thờ ơ thường ít quan tâm đến trẻ, chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con. Họ cung cấp cho con cái có thức ăn, chỗ ở, giáo dục ở trường học nhưng lại tách rời bản thân khỏi sự phát triển của con mình. Chính vì sự thờ ơ mà cha mẹ làm gương cho con nên những đứa trẻ này khi lớn lên thường không cảm thấy hạnh phúc, tỏ ra lúng túng, thiếu tự tin vào bản thân, có xu hướng m.ất kiểm soát, lòng tự trọng thấp, không có khả năng thích nghi và có năng lực kém hơn các bạn đồng trang lứa.

Sự thay đổi trong cách giáo dục sẽ tạo ra đứa trẻ thành công hay th.ất b.ại, tự tin hay h.è.n nh..á.t. Liệu có cha mẹ nào dũng cảm thay đổi mình?

Lá vàng là bởi đất khô
Nhìn cây sửa đất
Nhìn con sửa mình!

Bài tổng hợp từ VW
Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank