KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

Ở ĐỜI, BẠN CÓ THỂ KHÔNG BIẾT NHIỀU THỨ, NHƯNG NHẤT QUYẾT PHẢI BIẾT KHIÊM TỐN VÀ BIẾT ĐIỀU

 


Ở ĐỜI, BẠN CÓ THỂ KHÔNG BIẾT NHIỀU THỨ, NHƯNG NHẤT QUYẾT PHẢI BIẾT KHIÊM TỐN VÀ BIẾT ĐIỀU
-------------

1. Câu chuyện bình trà ly trà
Trong một tiết học, người thầy hỏi học trò:
– Theo con, giữa ấm trà với tách trà, thì cái nào nhận được nước trà?
Người học trò trả lời: Thưa thầy, tách trà được nhận.
Người thầy lại hỏi:
– Vậy tách trà muốn nhận nước trà thì nó phải nằm cao hơn hay thấp hơn ấm trà?
Người học trò lại nói: “Dạ thưa thầy, tách trà phải nằm thấp hơn ấm trà”.

Sống ở đời cũng vậy, bạn muốn nhận được điều gì, bạn muốn người khác trao cho mình giá trị, chỉ dạy, hướng dẫn cho mình thì bạn phải đặt mình ở vị trí thấp hơn. Muốn rót nước vào tách trà của mình thì đừng đặt mình cao hơn ấm trà của thiên hạ. Đó chính là bài học về SỰ KHIÊM TỐN!

Nếu bạn luôn tự cao, tự đại, cho rằng mình biết hết mọi thứ thì bạn sẽ không nhận được thêm một giọt nước nào, vì chính bạn tự cho mình là tách nước đầy, không ai rót thêm vào được nữa.

Cổ nhân có câu: “Biển lớn ở chỗ thấp mới có thể dung nạp được trăm sông”. Người càng khiêm tốn càng nhận được nhiều, khả năng bao dung người khác cũng lớn hơn.

Cũng nên nhớ một điều, nước trong ấm trà rót lâu ngày cũng cạn, chúng ta không thể nào cứ ngồi im ở chỗ thấp ngồi chờ nước rót. Khi thấy tách trà của mình đã đầy, hãy tự mình tìm kiếm một chiếc ly cao hơn, to hơn, chứa được nhiều nước hơn, tức là chủ động vươn lên cao và bước ra khỏi vùng an toàn. Nếu chỉ bảo gì nghe nấy mà không chịu động n.ã.o suy nghĩ, sẽ chỉ mãi là tách trà nhỏ bé, dễ vỡ mà thôi!

2. Câu chuyện giữa nhà thông thái và người lái đò
Ngày xưa, xưa lắm rồi, có một nhà thông thái đi qua sông lớn trên một chiếc đò được lái bởi người đàn ông, trên đường đi nhà thông thái nói rất nhiều chuyện về thiên văn học, toán học, lịch sử và triết học.

Nhà thông thái hỏi người lái đò rằng: – Ông có biết gì về triết học không?

Người lái đò đáp rằng: – Tôi không được học và chỉ quanh năm lái đò trên sông kiếm ăn nên không biết gì về triết học.

Nhà thông thái: – Thế thì ông m.ất một phần ba đời người rồi.

Nhà thông thái lại hỏi tiếp: – Ông có biết gì về toán học không?

Cũng như câu trả lời trên, người lái đò nói rằng không biết.

Nhà thông thái: – Vậy là ông m.ất nửa đời người rồi.

Đến đây người lái đò mới hỏi nhà thông thái rằng: – Ông có biết bơi không?

Nhà thông thái đáp rằng: – Tôi biết rất nhiều, từ đông tây kim cổ, thiên văn, địa lý, kiến thức tôi rất nhiều nhưng tôi không biết bơi.

Người lái đò ôn tồn trả lời: – Vậy là ông sắp m.ất cả cuộc đời rồi vì giông bão sắp đến và tôi chỉ có thể bơi để tự cứu mình mà thôi!.

Bài học: Đừng bao giờ nghĩ mình là giỏi, tôn trọng sự khác biệt

Trong cuộc sống này, đừng bao giờ nghĩ là mình giỏi, cũng chớ bao giờ nghĩ mình là uyên bác. Vì bất cứ ai cũng có điểm yếu điểm mạnh của riêng mình, hãy biết tôn trọng sự khác biệt ấy.

3. Bài học cuộc sống về sự khiêm tốn
Đời người cũng vậy, không chỉ vì có chút thành tựu bèn huênh hoang khắp nơi, xem thường người khác, tự cao tự đại.

Nên học cách đối đãi khiêm tốn với mọi người, hòa nhã với mọi người, hãy tu dưỡng tâm tính trở thành một người tốt.

Có câu: “Biển lớn ở chỗ thấp mới có thể dung nạp được trăm sông”. Người càng khiêm tốn càng nhận được nhiều hơn và khả năng bao dung người khác cũng lớn hơn.

Khiêm tốn là một mỹ đức, đồng thời cũng là thể hiện cảnh giới cao trong đối nhân xử thế.

Nguồn sưu tầm | Minh Chân Tướng biên tập
Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank