CHA MẸ THÔNG THÁI DẠY CON NHƯ THẾ NÀO?
1. Không cho con khi con đòi hỏi, chỉ cho con thứ con xứng đáng.
2. Không cho con khi con đòi hỏi, chỉ cho con khi con xin.
3. Khi con xin, con chỉ được cho nếu con xứng đáng.
4. Bố mẹ có thể sẽ từ chối con nhưng khi từ chối luôn cho con biết vì sao.
5. Thường xuyên nói yêu con và nhắc đi nhắc lại điều đó, kèm với hành động yêu thương để tình yêu ấy đi sâu vào tiềm thức của con.
6. Con ngã con phải tự đứng dậy nếu con có thể.
7. Nếu con tự ngã, con khóc, con đau, con sẽ tự nín, tuyệt đối không vì xót con mà đổ lỗi cho đồ vật, hoàn cảnh hoặc bất kì ai.
8. Khi con làm việc tốt hãy khen ngợi. Đó là động lực để con lặp lại những việc làm tốt đẹp hơn ở lần sau.
9. Không lãng phí lời khen vào những việc chưa xứng đáng. Có thể động viên con đã LÀM ĐÚNG, nhưng đừng ca ngợi bé quá GIỎI GIANG.
10. Thứ gì không phải của mình thì không được chạm vào khi chưa được cho phép.
11. Làm người cần biết CHIA SẺ. Luôn nhắc nhở con chia sẻ cho bạn bè những món ăn ngon hoặc đồ chơi mà con có.
12. Tuy nhiên, nhắc con chơi xong mang đồ chơi về đúng chỗ vì bố mẹ rất vất vả để mua nó cho con.
13. Không dạy con đánh nhau, hãy dạy con dung hòa mọi thứ: Con có thể TỰ VỆ nhưng không được phép gây chiến.
14. Khi SAI không xấu hổ. Nếu sai cần NHẬN LỖI và XIN LỖI.
15. Dạy con là một quá trình mà sự kiên nhẫn của ba mẹ quyết định mọi thứ. Bé nào cũng ngang bướng, nhưng đã dạy dỗ thì cần nhất quán.
16. Khi bố mẹ dạy, ông bà không nên can thiệp. Rất cần sự ủng hộ của cả gia đình trong việc uốn nắn một em bé.
17. Ai cũng yêu thương con mình cả. Nhưng dạy con là dạy cả mình nữa. Tất cả những đứa trẻ, đều như một tờ giấy trắng, đừng vì thương con mà dạy con ích kỷ, đừng dạy con đánh người. Một cái cây có thể tự lớn, nhưng để ra dáng đẹp cần uốn nắn nhiều.
18. Sự kiên nhẫn của ba mẹ là yếu tố tiên quyết để đồng hành cùng con, mình cố gắng thay đổi bản thân từng ngày theo hướng tích cực hơn, mặc dù còn phạm sai sót rất nhiều, nhưng cần lưu tâm để ý duy trì đều đặn hàng ngày thói quen dạy con tích cực để mong mai sau con không thành công cũng thành nhân.
Nhìn cách người Do Thái dạy con từ 3 tuổi để hiểu vì sao họ không sinh ra một thế hệ trẻ "ăn bám" bố mẹ.
1. Trẻ từ ba đến bốn tuổi:
- Đánh răng.
- Giúp cha mẹ cất quần áo và đồ dùng gọn gàng.
- Dọn dẹp phòng ở và thu xếp đồ chơi.
- Bỏ quần áo bẩn vào máy giặt.
2. Trẻ từ bốn đến năm tuổi:
- Tưới nước cho cây trong nhà.
- Giúp cha mẹ lau bàn.
- Giúp người lớn lấy một vài tờ báo.
3. Trẻ từ sáu đến tám tuổi:
- Biết làm hầu hết các công việc vệ sinh cá nhân.
- Quét dọn, lau sàn nhà trong phòng của mình.
- Mang rác xuống thùng rác dưới nhà.
- Biết dọn bàn ăn.
- Bỏ đồ linh tinh vào nơi thích hợp.
- Sắp xếp giường chiếu của mình.
4. Trẻ từ chín đến mười hai tuổi:
- Tự làm tất cả các công việc vệ sinh cá nhân.
- Lau chùi đồ dùng trong nhà.
- Giặt một số quần áo.
- Lau sàn nhà phòng khách.
- Giúp mẹ nhặt rau, rửa rau trong phòng bếp.
5. Trẻ từ mười ba đến mười lăm tuổi:
- Chuẩn bị bữa cơm cho các thành viên trong gia đình.
- Giặt giũ toàn bộ quần áo của mình.
- Giúp cha mẹ hoàn thành một vài việc khá rắc rối.
- Dự toán tiền cho mình.
- Lựa chọn mua sắm quần áo.
- Làm một số công việc ở khu vực lân cận.
- Là quần áo.
6. Trẻ từ mười sáu tuổi trở lên:
- Làm thuê kiếm tiền ở bên ngoài.
- Đi du lịch dưới sự quản giáo của người lớn.
- Lập kế hoạch đạt trình độ học vấn cao.
- Tự lo liệu chuyện ăn mặc của cá nhân.
- Lên kế hoạch và chuẩn bị bữa cơm cho cả nhà.
28 QUY TẮC DẠY CON MÀ CHA MẸ PHẢI NHỚ
1. Muốn thay đổi trẻ, trước tiên bố mẹ cần phải thay đổi. Khi bố mẹ thay đổi, trẻ mới có cơ hội thay đổi.
2. Bố mẹ cần phải ý thức rằng, mọi hành vi và cách giáo dục của bố mẹ không hẳn luôn đúng. Bố mẹ cần phải gạt bỏ lối hành xử tiêu cực thì mới hợp với vai trò là cha mẹ của trẻ.
3. Khi trẻ sinh trưởng trong một gia đình ấm cúng, tràn đầy tình yêu thương, tính cách của trẻ sẽ không thiên về hướng tiêu cực. Khi tính cách và nhân phẩm của trẻ có vấn đề, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về bố mẹ.
4. Mỗi cha mẹ cần phải có sức mạnh nói với con rằng: "Bố mẹ tin tưởng ở con".
5. Mọi bước tiến trong việc giáo dục trẻ đòi hỏi sự thách thức và không thể vội vàng. So với việc đợi nền giáo dục nước nhà cải cách, các bậc cha mẹ hãy thay đổi cách giáo dục con ngay trong chính gia đình. Tương lai của con không nằm ở nhà trường, mà ở trong tầm tay của bố mẹ.
6. Cho dù bố mẹ đến nơi nào đâu mưu sinh hay đối mặt với cuộc sống khổ cực, nhất định cần phải đưa trẻ theo cùng. Khi bố mẹ không ở bên trẻ, hiểm nguy sẽ luôn rình rập trẻ.
7. Cả nhà quây quần dùng bữa tối sẽ có lợi cho bữa ăn của trẻ, giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu bố hoặc mẹ bận rộn thì phải bảo đảm ít nhất có một người dành thời gian dùng bữa tối với trẻ.
8. Không trách mắng trẻ trong bữa ăn. Bàn ăn chính là nơi các thành viên trong gia đình cùng tận hưởng bữa ăn, là nơi bày tỏ suy nghĩ và trao đổi thông tin. Dùng bữa với tinh thần ấm cúng, thân mật sẽ giúp trẻ học được sự biết ơn và nghi thức xã giao.
9. Không trách mắng trẻ trước khi lên giường. Một đứa trẻ luôn cảm thấy sợ hãi, mang nước mắt vào giấc ngủ, cuộc đời của trẻ sẽ trở nên ảm đạm.
10. Những đứa trẻ có bạn đều trở nên vui vẻ. Những đứa trẻ cô độc đều có tính cách kì quái. Bố mẹ cần khuyến khích trẻ kết bạn và tham gia các hoạt động ngoài trời. Đấy là món quà quý giá mà bố mẹ có thể dành tặng trẻ.
11. Mỗi ngày, bố mẹ dùng cách thức nào đối đãi trẻ thì tương lai trẻ sẽ dùng cách tương tự đối đãi với bố mẹ.
12. Khi nói chuyện với trẻ, bố mẹ cần lưu ý nói chuyện "mặt đối mặt" với trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ sau 6 tuổi, cách nói chuyện là vai kề vai. Bởi trẻ dưới 6 tuổi rất để tâm đến cách bố mẹ nhìn vào mắt trẻ. Còn lứa tuổi thanh thiếu niên không thích cách bố mẹ nhìn chúng trực diện. Bố mẹ cần nói chuyện với chúng theo cách những người bạn, như vậy chúng sẽ dễ mở lòng hơn.
13. Khi bố mẹ nhận thấy sai lầm trong cách giáo dục trẻ, bố mẹ cần chân thành xin lỗi trẻ.
14. Bố mẹ có nền tảng giáo dục, không nhất định bồi dưỡng ra những đứa trẻ có giáo dục. Nhưng có thể khẳng định, bố mẹ thiếu nền tảng giáo dục thì đường đời của trẻ sẽ gặp rất nhiều trắc trở.
15. Bố mẹ không nên đánh giá giáo viên hoặc cãi nhau với giáo viên ngay trước mặt trẻ.
16. Trước mặt trẻ, không nhắc về khuyết điểm của trẻ với giáo viên hoặc các bậc phụ huynh khác.
17. Khi trẻ bị bạn học bắt nạt, bố mẹ cần phối hợp với nhà trường cùng tìm hiểu nguyên nhân. Nếu nhà trường không có động thái nào trong việc bảo vệ trẻ, bố mẹ cần nghĩ ngay đến việc chuyển trường cho trẻ.
18. Khi trẻ không đạt thành tích cao trong học tập, bố mẹ cần khuyến khích, động viên giúp trẻ duy trì sự nhiệt tình trong học tập. Đồng thời, bố mẹ cần dũng cảm hạ thấp sự kỳ vọng đối với trẻ. Bởi tương lai của trẻ không hoàn toàn quyết định ở thành tích học tập, mà chính là niềm tin tiếp tục việc học.
19. Nếu trẻ không đạt thành tích cao trong học tập, điều quan trọng là bố mẹ không nên cảm thấy buồn chán, tức giận và mất niềm tin. Cho dù trẻ không đạt thành tích cao trong học tập, nhưng không đồng nghĩa trẻ là kẻ thua cuộc trong đường đời. Nếu bố mẹ mất hy vọng vào trẻ, cuộc đời của trẻ coi như chấm hết.
20. Giao con cho ông bà chăm sóc, không hẳn là điều nên làm. Bởi ông bà luôn nghĩ rằng, họ thông minh và có nhiều kinh nghiệm hơn, có thể cho trẻ một tương lai tốt hơn cha mẹ của nó.
21. Gia đình có 3 thế hệ sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong việc nuôi dạy trẻ. Sẽ không thể tìm được tiếng nói chung, bởi lúc này, chân lý thuộc về người có số tuổi cao nhất và tính cách không dễ thỏa hiệp nhất.
22. Cách tốt nhất để tránh rạn nứt khi nuôi dạy trẻ trong gia đình có 3 thế hệ, đấy chính là chọn ra ở riêng. Bố mẹ cần phải độc lập nuôi dạy trẻ. Tình cảnh tệ nhất chẳng qua là các cụ sẽ buồn lòng trong khoảng thời gian ngắn, nhưng đổi lại bố mẹ sẽ tận tâm và có trách nhiệm đối với trẻ.
23. Khi bố mẹ vì muốn cuộc sống dễ chịu, thoải mái mà trao con cho ông bà hoặc bảo mẫu chăm sóc, điều này đồng nghĩa với việc bố mẹ đang đặt cược tương lai của con vào trò chơi may rủi.
24. Có 60% các bậc cha mẹ lo ngại cho tương lai của trẻ, nhưng chỉ có 1% cha mẹ lo lắng cho giấc ngủ của trẻ. Thực tế, nhiều đứa trẻ thua kém bạn bè vì chất lượng giấc ngủ giảm sút. Một đứa trẻ ngủ ngon và ngủ đủ giấc sẽ nhìn thế giới theo cách đặc biệt hơn những đứa trẻ khác.
25. Nếu tính khí của trẻ nóng nảy thất thường, hãy kiểm tra giấc ngủ của trẻ. Nếu trong một gia đình liên tiếp nảy sinh xung đột, mâu thuẫn, hãy xem lại giấc ngủ của mọi thành viên trong gia đình.
26. Khen ngợi và khuyến khích trẻ càng nhiều càng tốt, nhưng nhất định phải là những lời khen thật lòng. Khi trẻ ngoái đầu nhìn bố mẹ, trẻ sẽ khát vọng nhìn thấy ánh mắt khuyến khích của bố mẹ.
27. Khi trẻ gặp áp lực trong học hành thì kết quả tiếp thu không sâu. Khi trẻ đang độ tuổi ăn chơi, nhưng học hành quá độ, có thể khiến trẻ đánh mất cả tuổi thơ mà trẻ xứng đáng được tận hưởng.
28. Tôn trọng sở thích của trẻ, khuyến khích trẻ thử nghiệm những điều mới. Nếu trẻ gặp thất bại, hãy cổ vũ trẻ thử nghiệm những điều khác, cho đến khi trẻ tìm được thứ khiến trẻ yêu thích.
Theo afamily