TỪ CHUYỆN LÃNH ĐẠO CỦA LƯU BANG, THẤY RÕ 4 ĐIỀU MÀ NGƯỜI MUỐN LÀM NGHIẾP LỚN PHẢI CÓ
Cuối đời, khi ngồi nói chuyện với cháu ngoại của mình, Hán Cao Tổ nói tại sao 1 người như ông:
– Ông chẳng giỏi điều binh, quản lính.
– Ông chẳng giỏi văn thư, sổ sách.
– Ông chẳng giỏi mưu lược.
Và võ nghệ, sức mạnh càng không.
Nhưng vì sao, ông có được thiên hạ.
Ông nói
– Binh có Hàn Tín lo.
– Hậu phương, tài chính có Tiêu Hà.
– Mưu lược có Trương Lương.
Vậy ông làm gì?
01. Biết nhìn và dùng người
Tháng 5 năm 202 TCN, tại một bữa tiệc ở Nam cung thành Lạc Dương, Lưu Bang cùng các đại thần bàn về lý do giành chiến thắng của mình: "Luận về sách lược, ta không bằng Trương Lương; luận về lo nghĩ cho dân, cung ứng lương thảo, ta không bằng Tiêu Hà; luận về chiến đấu nơi xa trường, bách chiến bách thắng, ta không bằng Hàn Tín. Nhưng ta lại biết nhìn và dùng người, phát huy tài cán của bọn họ, đây mới là nguyên nhân thực sự giúp ta giành thắng lợi. Còn về Hạng Vũ, hắn có Phạm Tăng nhưng lại luôn hoài nghi y, đây chính nguyên nhân thất bại của hắn."
02. Tin tưởng vô điều kiện
Trong đội ngũ của Lưu Bang, có rất nhiều người từng là quân dưới trướng của Hạng Vũ, vì không thể phát huy hết tài cán khi ở phe Hạng Vũ nên đã đầu quân cho Lưu Bang, Lưu Bang cũng rất vui vẻ mở rộng cửa chào đón, không tính toán chuyện cũ. Ví dụ như Hàn Tín, Trần Bình, Hàn Tín vốn là thuộc hạ của Hạng Vũ, bởi không thể phát huy hết sở trường khi ở dưới trướng của Hạng vũ nên đã đầu quân cho Lưu Bang.
Thực ra, một người lãnh đạo nếu lúc nào cũng hẹp hòi, tính toán chi li thì thử hỏi rằng họ có thể chiêu mộ được hiền tài hay không? Chỉ sợ đến lúc đó ngay cả thuộc hạ dưới trướng cũng sẽ bỏ họ mà đi.
Khi Lưu Bang hấp hối, Lữ hậu hỏi ông: "Sau khi Tiêu tướng quốc chết, ai sẽ là người thay thế?", Lưu Bang nói Tào Tham. Lữ hậu hỏi vì sao, Lưu Bang nói: "Vương Lăng có thể thay thế Tào Tham, nhưng Vương Lăng không đủ đa mưu túc trí, có thể để Trần Bình phò tá. Trần Bình mặc dù túc trí nhưng lại không quyết được việc lớn. Chu Bột mặc dù không giỏi ăn nói nhưng lại vô cùng trung hậu, sau này người ổn định giang sơn Lưu thị nhất định là Chu Bột, để Chu Bột làm thái úy", Lữ hậu lại hỏi sau đó nữa thì sao, lưu Bang bất lực nói: "Chuyện sau này nàng cũng chẳng biết được nữa đâu".
03. Khoan dung độ lượng, sẵn sàng tiếp thu ý kiến
Vào giai đoạn đầu cuộc tranh bá Sở Hán, Hạng Vũ có trăm ngàn binh mã, Lưu Bang chỉ có vỏn vẹn 20 ngàn binh sỹ, ưu thế về ai ắt hẳn ai cũng đã rõ. Nhưng Lưu Bang nghe lời khuyên của Phàn Khoái, Trương Lương, Tiêu Hà…, không giao chiến trực diện với Hạng Vũ mà luôn tỏ ra yếu thế, khiến Hạng Vũ mê muội.
Sau này, Lưu Bang trên con đường tranh quyền đoạt lợi cũng nhiều lần nghe theo lời khuyên của các mưu sỹ mà đã đưa ra một loạt các quyết định then chốt, chẳng hạn như giả yếu thế ở Hồng Môn Yến hòng thoát thân, phong Hàn tín là tướng soái, Tiêu Hà là tướng quốc…
04. Trí tuệ xuất sắc, dám trao quyền cho thuộc hạ
Trao quyền là một trong những nguyên tắc quan trọng của một nhà lãnh đạo hiện nay, cũng là một trong những vấn đề mà các nhà quản lý thường xuyên phải đối mặt. Trí tuệ và sức lực của một người là có hạn, Lưu bang cũng không phải ngoại lệ, bất luận là Lưu Bang có tài giỏi, có sức khỏe đến đâu cũng không thể nào tự mình giải quyết được hết việc của tất cả các Bộ. Nếu việc lớn việc nhỏ đều nhúng tay vào thì tất nhiên sẽ chẳng có chuyện gì làm được đến nơi đến chốn cả.
Lúc này, phương pháp tốt nhất là trao quyền. Một nhà lãnh đạo thành công, không những phải bảo vệ được quyền lực, biết sử dụng quyền lực mà còn phải biết vào lúc thích hợp trao quyền lực của mình cho người thích hợp, để họ dưới danh nghĩa của mình đi hoàn thành những nhiệm vụ mà bạn cho là họ giỏi, từ đó hoàn thành đại cục.
Trong lịch sử năm nghìn năm của Trung Quốc, Hán Cao Tổ đã cho thấy mình rất giỏi trong chuyện này. Ông không những dám trao quyền của mình mà còn vô cùng biết cách trao quyền, cách ông dùng Tiêu Hà, Trương Lương hay Hàn Tín, Chu Bột đã thể hiện rất rõ điểm mạnh này của ông.
Nguồn: Tri thức trẻ
Tham khảo: Tạp chí doanh nhân