Người khôn ngoan: KHÔNG MẮC 4 NỢ, KHÔNG LÀM 8 ĐIỀU KẺO SỰ NGHIỆP TỤT DỐC, BẠN BÈ QUAY LƯNG
Đánh giá một người có bản lĩnh và khôn ngoan hay không, không thể dựa vào bề ngoài, mà phải nhìn những gì họ thể hiện qua hành động và lời nói.
Tình cảm không phải là cái động không đáy, sự bao dung trong tình bạn cũng không phải tài khoản vô hạn, thích lãng phí bao nhiêu cũng được. Do đó, một mối quan hệ càng quan trọng thì chúng ta lại càng phải lưu ý những điều sau đây.
KHÔNG MẮC 4 NỢ
1. Không nợ tài chính
Bạn bè có thể tốt đến mức coi nhau như người nhà thì cũng không chung đụng, nợ nần về tiền bạc. Những khoản cần quyết toán thì phải quyết toán, không được cẩu thả, càng không nên ngại ngần.
Chẳng hạn như, cùng đi chơi hoặc ăn uống cũng nên trả chung, hoặc thay phiên mời nhau. Nếu vay nợ tài chính thì phải biết có mượn có trả, nếu viết giấy vay rõ ràng thì càng tốt. Nếu cùng bạn bè góp vốn đầu tư thì càng phải phân chia lợi ích và nghĩa vụ của mỗi bên.
Người khôn ngoan hiểu rằng, một khi hình hình tài chính minh bạch rõ ràng, không dây dưa lằng nhằng với nhau, tình bạn mới càng thêm bền chặt.
2. Không nợ ân tình
Có câu rằng: Vật chất dễ vay, ân tình khó trả.
Bạn bè với nhau tốt nhất không nên lợi dụng chuyện ân nghĩa, tình cảm để nhờ vả, càng thân thiết thì lại càng nên tránh xa. Dù có những thời điểm, đối phương tự nguyện cho đi thì bản thân ta nhận quá nhiều ân tình cũng vô duyên vô cớ trở thành mắc nợ họ quá nhiều.
Nhiều người được cấp trên ưu ái giúp đỡ, họ vô tư nhận lấy và xem đó là may mắn của đời mình. Họ không biết rằng, khi chấp nhận hành động nâng đỡ của cấp trên thì bạn đã nợ người đó một món nợ ân tình. Mà ân tình thì khó lòng đong đếm. Sau này, dù bạn dốc lòng báo đáp bao nhiêu cũng không bao giờ đủ.
Vì đây là khoản nợ dựa trên các mối quan hệ xã hội, cho nên càng nợ nhiều, chúng ta lại càng khó bình yên. Do đó, trước khi tùy tiện nhờ vả người khác giúp đỡ, hãy suy nghĩ trước liệu rằng bản thân có đủ khả năng trả được nợ ân tình cho người đó hay không. Nếu không, chúng ta đang tự làm khó tương lai của chính mình.
3. Không nợ trách nhiệm
Trong cuộc sống, nếu thiếu đi 2 tiếng "trách nhiệm" thì rất nhiều sai lầm sẽ xảy ra. Với mỗi vai trò trong cuộc sống, chúng ta luôn có trách nhiệm của riêng mình. Nếu không thể hoàn thành, món nợ trách nhiệm mà chúng ta phải trả sẽ nhiều gấp đôi, gấp 3 lần…
Giữa bạn bè với nhau không tồn tại nghĩa vụ pháp luật, nhưng vẫn có trách nhiệm về mặt đạo đức. Một người đủ khôn ngoan sẽ hiểu rằng, họ có trách nhiệm nên góp phần bảo vệ an toàn cá nhân và tài sản của bạn bè, không xúi giục họ phạm lỗi, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Mặt khác, khi bạn bè đứng trước những sự lựa chọn mang tính thay đổi vận mệnh, đừng thay họ đưa ra quyết định mà chỉ nên cung cấp gợi ý tham khảo mà thôi. Bạn sẽ không thể chịu trách nhiệm cho cuộc đời của một người khác.
Chỉ được tinh thần trách nhiệm khi đối nhân xử thế mới là đức tính đáng quý của người làm bạn.
4. Không nợ lời hứa
Cha ông ta đã nói : "Một sự bất tín, vạn sự bất tin".
Đừng tùy tiện lập lời hứa mà bản thân không thể hoàn thành vì khi đánh mất chữ Tín, rất khó có thể tìm lại. Khi lời hứa được nói ra, đồng nghĩa với việc chúng ta đề nghị được làm một việc nào đó cho đối phương, gieo cho họ niềm tin vào điều mà chúng ta sẽ làm.
Sau đó, sự thay đổi dự định hành động của bạn sẽ khiến đối phương chờ đợi rồi rơi vào thất vọng, vô tình làm tổn thương tới họ. Sự xác tín ban đầu sẽ trở thành lời phản bội, rạn nứt tình cảm đôi bên.
KHÔNG LÀM 8 ĐIỀU
1. Nói xấu sau lưng
Nói xấu sau lưng là đặc điểm của những kẻ hèn nhát mãi đứng ở phía sau. Họ tìm kiếm cảm giác an toàn vì nói ra những điều xấu xí trong bóng tối, trong bí mật. Chỉ có kẻ tiểu nhân đắc chí mới chăm chăm xét nét điểm yếu, lỗi sai, bới lông tìm vết để phán xét, tự đề cao bản thân mình. Người khôn ngoan biết phân biệt đúng sai, biết nhìn vào điểm mạnh của mọi người để suy xét lại bản thân, học tập và tiến bộ.
Cho nên, cách bạn nhìn người cũng có thể chứng tỏ bạn là ai. Nếu bạn đối xử hai mặt với bạn bè, tỏ vẻ thân thiết trước mặt, sau lưng âm thầm nói xấu, thì không chỉ đối phương mà cả những người xung quanh đều mất niềm tin vào nhân phẩm của bạn.
2. Nói năng cay nghiệt
Dùng từ cay nghiệt, cách nói cộc lốc, không biết đúng mực là một hành vi bất lịch sự trong việc giao tiếp. Dù bạn bè thân thiết đùa giỡn với nhau cũng nên có một giới hạn nhất định. Một khi đi quá giới hạn đó, bạn đã phạm phải kiêng kỵ của người ta, khiến họ sinh lòng chán ghét.
Khi bạn bè có phạm lỗi sai, đừng chì chiết bằng những ngôn từ quá mức. Phải biết nhìn nhận song song khuyết điểm lẫn ưu điểm để động viên bạn bè thay đổi thích đáng hơn. Đây mới là tình bạn thực sự.
3. Phơi bày bí mật riêng tư của người khác
Ai sống trên đời mà không từng phạm sai lầm, không từng bị chỉ trích. Nếu đối phương không chủ động nhắc đến thì đó là chuyện riêng tư của họ. Đừng tùy tiện phơi bày trước mặt người ngoài.
Biết cách bảo vệ sự riêng tư của bạn bè mới là sự tôn trọng tối thiểu dành cho nhau.
4. Tự coi mình là trung tâm, xem thường cảm nhận người khác
Một người luôn tự quyết định mọi việc theo ý kiến cá nhân, không bận tâm tới cảm nhận của bạn bè sẽ khiến mọi người xung quanh tổn thương, dần dần mối quan hệ sẽ trở nên xa cách.
Trong đối nhân xử thế, chúng ta phải đặt mình vào đúng vị trí, không ích kỷ, không thể hiện, kỵ nhất là người coi bản thân là "cái rốn của vũ trụ".
5. Tùy tiện xin giúp đỡ sau thời gian dài cắt liên lạc
Trong thời đại công nghệ, việc liên lạc và kết nối lẫn nhau trở nên vô cùng đơn giản. Nếu một người dần dần biến mất khỏi cuộc sống của bạn, chứng tỏ mối quan hệ giữa hai bên đã không còn tốt đẹp nữa.
Cho nên, sau một thời gian dài không liên lạc, họ bỗng nhiên xuất hiện trở lại và nhờ vả sự giúp đỡ thì đó không còn là tình bạn thực sự, mà chỉ mang tính chất lợi dụng các mối quan hệ mà thôi.
6. Cư xử tùy tiện, bất lịch sự
Bạn bè càng thân thiết với nhau thì càng phải giữ phép lịch sự, cư xử thoải mái hòa thuận nhưng không mất lễ độ cần có.
Chẳng hạn như, đến ngày sinh nhật của bạn thì đừng quên gửi lời chúc kịp thời; khi đến chơi nhà thì đừng đi tay không; mượn điện thoại cá nhân thì đừng lục lọi linh tinh...
7. Nói lời gian dối
Lời nói dối có thể bắt nguồn từ những việc nhỏ nhặt mỗi ngày, sau này biến thành thói quen cố hữu, gây ra nhiều rắc rối nghiêm trọng.
Mà niềm tin giống như một cục tẩy. Nó sẽ bị tiêu hao từ từ trong sự thất tín, dối lừa hết lần này đến lần khác, ngày càng nhỏ dần cho đến khi hoàn toàn biến mất. Vì vậy, trong kết giao, nhất định phải giữ chữ Tín và đừng để bạn bè thất vọng.
8. Chiếm đoạt ích lợi
Gặp nhau dựa vào duyên số, trở thành bạn bè phụ thuộc vào sự chân thành. Một người đủ khôn ngoan hoàn toàn không cần phải kéo bạn bè vào những mưu mô, toan tính để tranh đoạt ích lợi.
Tiền bạc mất đi rồi có thể kiếm lại được, nhưng một người bạn thật tâm thật lòng thì không.
Nguồn: Tri thức trẻ
Ảnh: Successpictures