3*8=21 - PHÉP TÍNH GIÚP HIỂU THẤU TRÍ TUỆ CUỘC ĐỜI
(Càng đọc càng thấm)
Học cách buông bỏ, xem nhẹ những chuyện không đâu, là buông tha cho chính mình, đồng thời cũng là cho bản thân cơ hội thoát ra khỏi đầm lầy, hướng tới một nơi tốt đẹp hơn. Đời người rất quý giá, chi bằng cứ mỉm cười cho qua.
Có một câu chuyện cười như sau:
Có hai người cã.i nhau cả ngày, một người nói 3*8=24, một người nói 3*8=21, hai người c.ãi nhau tới mức đòi đưa nhau lên quan huyện để được minh xét.
Huyện quan nghe xong liền nói:
"Mang người nói 3*8=24 ra đánh cho 20 gậy."
Người nói 3*8=24 bất mãn:
"Rõ ràng hắn ta mới là kẻ ngốc, tại sao lại đánh tôi?"
Huyện quan nói:
"Ngươi c.ãi nhau cả ngày trời với người nói 3*8=21, mà còn nói ngươi không ngốc? Không đánh ngươi thì đánh ai?"
Người nói 3*8=24 bị đánh, hoàn toàn không phải vì anh ta tính sai, mà là bởi anh ta cứ chấp niệm không đâu với những chuyện vô nghĩa, đó chính là n.g.u ngốc.
Ở thời buổi hiện nay, tranh luận 3*8 bằng 21 hay 24 chắc chắn là sẽ không còn nữa, nhưng người có thói quen tự trói mình vào những chuyện và người không đâu thì vẫn còn đầy ra đấy.
Một người ngang ngạnh, bảo thủ, không thích nói lý lẽ, bạn so đo, nói tới cùng với anh ta, cũng chẳng khác nào đàn gảy tai trâu, chỉ phí nước bọt.
Tương tự, cứ mãi chấp niệm với những chuyện không đâu, chẳng có ý nghĩa gì, bạn sẽ chỉ đắm chìm sâu hơn vào trong đó mà lãng phí mất cuộc đời.
So đo, tính toán với những người không đâu, bạn mãi mãi là kẻ thua
Năm 2017, cô gái 28 tuổi cùng vị hôn phu của mình tới bệnh viện thăm bà ngoại.
Trên đường, hai người gặp phải một tên sa.y r.ượu, hắn cứ lải nhải lè nhè không ngớt, vậy là hai bên c.ãi nhau.
Tên s.ay r.ượu nói chán rồi bỗng rút h.ung k.hí ra khiến cô gái bị thư.ơng n.ặng qu.a đ.ời, vị hôn phu của cô cũng bị trọng thương.
Nghĩ mà xem, nếu hai người họ không đứng lại so đo với tên s.ay r.ượu, mặc kệ hắn mà bỏ đi, có phải kết cục bi thảm ấy đã không xảy ra rồi hay không?
Nhưng, đời người không có "nếu", chỉ có kết quả và hậu quả.
Abraham Lincoln từng nói:
"Thay vì c.ãi nhau với c.h.ó, rồi bị nó cắn cho một phát, chi bằng lảng ra để nó đi, nếu không thì dù bạn có đánh bại được nó, thì vết cắn mà bạn bị nó cắn cũng chưa chắc đã có thể lành."
Chúng ta không bao giờ có thể lường trước được những hành vi của những người không đâu ngoài kia, họ có thể là người không biết tự trọng, không thích nói lý, càng không tiếc thủ đoạn, so đo với những người như vậy, bạn mãi mãi là kẻ thua.
Người thực sự thông minh, sẽ không so đo với những người không đáng, bởi vì làm vậy vừa tốn sức lực, vừa lãng phí thời gian, sống cho tốt cuộc đời của mình, đây mới là chân lý.
Một tác gia từng kể về câu chuyện của một người bạn H. của mình như này.
Vài ngày trước, H được thăng chức làm phó tổng giám đốc của công ty, một đối thủ cạnh tranh lòng dạ hẹp hòi của H. vì vậy mà sinh ra đố kị, ghét H.
Người này tuyên truyền những lời thị phi trong nội bộ, hòng phá hoại hình tượng và uy tín của H.
H. vì chuyện này mà phiền lòng, hỏi vài người bạn của mình:
"Làm sao giờ, thù này tôi không nhịn được nữa, phản kích thôi!"
Có người đồng ý phản kích, nhưng có người lại phản đối, hỏi H. rằng:
"Nếu bỗng dưng có một người lạ mặt xuất hiện trên đường, chạy tới buộc tội cậu, còn cậu thì lại đang vội tới chỗ làm, cậu sẽ dừng lại tranh c.ãi với người ta, hay tránh người ta ra để có thể kịp giờ làm?"
H. nói:
"Trong trường hợp đấy thì có lẽ tôi sẽ nhanh nhanh chóng chóng bỏ đi, nhưng vấn đề ở đây là anh ta không phải người khác, mà là kẻ địch trong chính công ty."
Người bạn kia tiếp tục nói:
"Đối phương không phải kẻ địch, mà là đối thủ cạnh tranh, chỉ có điều anh bạn đối thủ này lại là một người vô đạo đức, đối đầu với loại người như vậy chẳng có chút ích lợi gì cho cậu, cứ tĩnh tâm lại, làm tốt việc của mình, dùng thực lực đi chứng minh, đây mới là đòn phản kích tuyệt vời nhất."
H. nghe lời người bạn này, không tính toán so đo với người không đáng, chuyên tâm làm việc, đối phương dần dần cũng nản lòng, không làm khó H. nữa.
Có câu nói rất hay rằng:
"Thà là phân cao thấp với cao nhân, còn hơn là tranh luận với người không đáng tầm."
Chỉ vì một chút hiếu thắng, sự thỏa mãn mà tính toán so đo với những người không đâu, không chỉ khiến bạn mất sức, mà tự nhiên còn phải rước thêm một đống cục tức vào người, khiến tâm trạng xuống dốc, không đáng!
Người thông minh, đối mặt với những người không đâu luôn biết kịp thời tránh né, né ở đây không phải là nhu nhược, mà là để bảo vệ bản thân, để dành thời gian cho những việc có ích hơn.
Trí tuệ lớn nhất của đời người là không chấp niệm với những chuyện không đâu
Friedrich Wilhelm Nietzsche từng nói:
"Đánh nhau với rồng ác quá lâu, bản thân sẽ trở thành con rồng ác ấy. Nhìn chằm chằm vào vực thẳm quá lâu, vực thẳm cũng sẽ nhìn ngược trở lại bạn."
Người thông minh đều sẽ hiểu rằng nếu cứ chấp niệm với những chuyện không đâu, những chuyện ấy cũng sẽ dây dưa với chúng ta không dứt. Thay vì cứ giữ cái cục tức trong lòng, chỉ bằng thản nhiên mà sống tiếp.
Có một câu chuyện như sau.
Nhà văn L. có một lần đi tham gia hoạt động liên hoan văn nghệ thuật, lúc ăn cơm, khi thấy có một nữ nhà văn chuẩn bị ngồi xuống, anh đã ngay lập tức đứng lên kéo ghế cho nữ nhà văn ấy.
Sau đó, anh còn tốt bụng cẩn thận vắt áo khoác và khăn quàng của nữ nhà văn lên sau ghế.
Trông thấy cảnh tượng này, một vài người tỏ ra khinh rẻ, cho rằng nhà văn L. tỏ ra lịch sự như vậy là có ý đồ.
Sau khi kết thúc bữa cơm, một nhà văn có quan hệ thân thiết với L. đã thiện chí nhắc nhở anh rằng về sau ở phương diện này nên chú ý một chút, L. nghe xong chỉ mỉm cười, không nói gì.
Sau này, khi xảy ra tình huống tương tự, L. vẫn làm như vậy.
Người khuyên anh hôm trước không hiểu liền hỏi L.:
"Không lẽ anh không biết làm vậy là ảnh hưởng không tốt tới mình ư?"
L. nói:
"Biết, nhưng tôi làm việc quang minh chính đại, không hổ thẹn với lòng."
Sau này, những việc như vậy đã trở thành thường thái, những tin đồn không hay cũng dần dần biến mất, nhiều người thậm chí còn khen ngợi nói L. biết tôn trọng phụ nữ, là mẫu đàn ông rất phong độ.
Thái độ của L. khi đối mặt với thị phi chỉ gói gọn trong hai từ "lý trí".
Nếu L. có tư tưởng đi giải thích với mọi người, e là vừa không thiết thực, chẳng may có lỡ nói thêm gì đó không đúng, há chẳng phải càng thanh minh càng hỏng bét ư?
Có câu:
"Đời người, 10 phần thì có tới 8, 9 phần không như ý."
Đời người, sẽ luôn tồn tại những chuyện khiến con người ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, nhưng cũng sẽ có những chuyện khiến ta tiếc nuối, hay những thị phi, lời đồn nào đó về bản thân…
Những chuyện không đâu như vậy, ngoài việc khiến chúng ta mệt mỏi, đau khổ hơn thì nó hoàn toàn vô dụng, chẳng có chút giá trị gì.
Đời người được vài chục năm, ai may mắn thọ thì sống được tới trăm tuổi, thời gian chấp niệm với những chuyện không đâu càng nhiều thì thời gian đi làm những chuyện có ích sẽ càng ít đi, cơ hội để gặp được chuyện tốt cũng sẽ ít đi.
Học cách buông bỏ, xem nhẹ những chuyện không đâu, là buông tha cho chính mình, đồng thời cũng là cho bản thân cơ hội thoát ra khỏi đầm lầy, hướng tới một nơi tốt đẹp hơn.
Kiềm chế là một trí tuệ lớn của con người, kiềm chế những nông nổi, nóng giận tức thời với những chuyện không đâu, không để những chuyện linh tinh ấy ngăn cản bước chân tiến về phía trước, có như vậy bạn mới có được không gian phát triển rộng lớn hơn.
Đời người rất quý giá, chi bằng cứ mỉm cười cho qua
Stephen Covey, một nhà tư vấn nổi tiếng người Mỹ đã đưa ra lý thuyết về "vòng tròn lo lắng và vòng tròn ảnh hưởng".
Lý luận này cho rằng, mỗi người chúng ta đều có những rất nhiều mối quan tâm và lo lắng, chẳng hạn như sức khỏe của người nhà, lợi ích của công ty, sự an định của xã hội, hay ô nhiễm môi trường…
Chúng ta có thể vạch ra cho mình một "vòng tròn lo lắng", loại bỏ những lo lắng không liên quan đặc biệt đến suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta, bởi chúng ta thực sự không thể kiểm soát những điều đó.
Còn với những việc khác, chúng ta có thể làm một vài thao tác để thay đổi nó, và chúng ta có thể đặt những thứ này vào một "vòng ảnh hưởng" nhỏ hơn.
Những người thông minh luôn tập trung sự chú ý vào "vòng tròn ảnh hưởng" và nỗ lực với những gì họ có thể làm hoặc tạo ra sự khác biệt.
Còn người ngu ngốc lại luôn tập trung sự chú ý vào "vòng tròn lo lắng", họ để ý nhiều hơn tới những khuyết điểm của người khác, hay tới những vấn đề thậm chí không ảnh hưởng tới mình hay những việc mà mình không thể kiểm soát.
Điều này khiến họ có thái độ phàn nàn và buộc tội, từ đó làm gia tăng những cảm xúc xấu.
Lý luận của Stephen Covey nói với chúng ta rằng, đối mặt với những tình huống không được như ý, phương pháp đúng đắn chính là:
Với những việc mà mình có thể giải quyết và kiểm soát, hãy cố gắng hết mình; ngược lại, khi đối mặt với những vấn đề mà mình không thể khống chế, chỉ chúng ta cần đối mặt và bao dung với nó.
Những người không đáng, những việc không đâu, chính là những vấn đề mà chúng ta không thể kiểm soát trong cuộc sống.
Chúng ta không thể thay đổi tính cách, quan điểm hay đạo đức của những người không đâu, cũng không thể thay đổi sự tồn tại của những việc ngoài ý muốn, thứ duy nhất chúng ta có thể thay đổi chính là thái độ và cảm xúc khi đối mặt với những điều đó.
Tôi rất thích câu nói này:
"Mỉm cười cúi đầu, không phải là sợ hãi."
Không so đo với những người không đâu, không phải nhát gan sợ phiền, mà là không đáng.
Đối mặt với những việc không đâu, không phải cố tình tỏ ra thanh cao, đơn giản chỉ là không cần thiết.
Một dịch giả từng nói:
"Sống ở đời, trí tuệ là đừng so đo."
Cuộc đời rất quý giá, đừng lãng phí.
Đừng cứ so đo, chấp niệm mãi với những người và việc không đâu, mỉm cười trước những tranh chấp trên đời, chúng ta mới có thể tránh được những tổn thất và tai họa không cần thiết, mới có thể bước đi một cách thuận lợi và vững vàng hơn.
Đây là một loại trí tuệ, cũng là một loại bản lĩnh!
Theo Cafebiz.vn
#quantriexcel
#kynangmoi