KỸ NĂNG MỚI

Kỹ năng mới - Nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. Kynangmoi.info - Bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Kênh TikTok

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

TĂNG 200% KHẢ NĂNG GHI NHỚ VÀ SÁNG TẠO VỚI 22 BÀI TẬP TRÍ NÃO HIỆU QUẢ


TĂNG 200% KHẢ NĂNG GHI NHỚ VÀ SÁNG TẠO VỚI 22 BÀI TẬP TRÍ NÃO HIỆU QUẢ

Mặc dù hằng ngày não bộ của chúng ta hoạt động rất nhiều, song, vẫn một số hoạt động nhất định có thể giúp tăng cường chức năng và khả năng kết nối của não. Điều này có thể giúp bảo vệ não khỏi tình trạng thoái hóa do tuổi tác.

Những hoạt động được liệt kê dưới đây  có thể thu hút sự tham gia của não bộ theo những cách mới, có khả năng giúp cải thiện trí nhớ, chức năng nhận thức hoặc khả năng sáng tạo.

1. Thiền Định

Thiền định thường sẽ bao gồm việc tập trung sự chú ý một cách bình tĩnh, có kiểm soát. Ngồi thiền có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả não bộ và cơ thể.

Theo Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp (National Center for Complementary and Integrative Health), nghiên cứu cho thấy Thiền định có mang lại lợi ích cho não bộ bằng cách làm chậm quá trình lão hóa não và tăng khả năng xử lý thông tin ở não.

2. Tập hình dung

Hình dung liên quan đến việc hình thành một hình ảnh trong đầu để đại diện cho thông tin. Hình ảnh này có thể ở dạng tranh ảnh hoặc hoạt cảnh. 

Theo một nguồn nghiên cứu, các hình ảnh trực quan có thể giúp mọi người tổ chức thông tin và đưa ra quyết định phù hợp.

Chúng ta có thể thực hành hình dung trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, trước khi đi mua sắm, ta có thể hình dung cách bản thân mình sẽ đến và đi từ cửa hàng tạp hóa, và tưởng tượng những gì sẽ mua khi đến đó. Điều quan trọng là hãy tưởng tượng các cảnh một cách sống động và càng chi tiết càng tốt. 

3. Chơi Trò chơi

Chơi các trò chơi thẻ bài hoặc các trò chơi cờ bàn có thể là một cách thú vị để giao lưu hoặc giết thời gian. Những hoạt động này cũng có thể đem lại ích lợi cho não bộ. Một nghiên cứu năm 2017 đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc chơi game và sự giảm thiểu nguy cơ suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi. 

4. Trò chơi Thẻ ghi nhớ

Trò chơi thẻ nhớ kiểm tra trí nhớ ngắn hạn và khả năng ghi nhớ các hình ảnh của một người. Chúng là một cách đơn giản và thú vị để thu hút sự tham gia của não bộ, kích hoạt các khu vực liên quan đến nhận dạng và nhớ lại mẫu hình.

5. Thực hành Giải ô chữ

Giải ô chữ là một hoạt động phổ biến có thể kích thích não bộ. Một nghiên cứu từ trước từ năm 2011 lưu ý rằng trò chơi ô chữ có thể trì hoãn sự suy giảm trí nhớ ở những người mắc chứng sa sút trí tuệ tiền lâm sàng. 

6. Hoàn thành Câu đố ghép hình

Hoàn thành một trò chơi ghép hình có thể là một cách tuyệt vời để giết thời gian mà lại đầy ích lợi cho não bộ. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy các câu đố kích hoạt nhiều chức năng nhận thức, bao gồm:

- Sự nhận thức
- Xoay chuyển tâm lý
- Trí nhớ ngắn hạn
- Khả năng lý luận 

Nghiên cứu kết luận rằng thực hành trò chơi ghép hình thường xuyên và trong suốt cuộc đời có thể bảo vệ não khỏi sự thoái hóa. 

7. Chơi Sudoku

Các câu đố về con số, chẳng hạn như Sudoku, có thể là một cách thú vị để thử thách trí não. Chúng cũng giúp cải thiện khả năng nhận thức ở một số người. 

Một nghiên cứu năm 2019 về những người trưởng thành từ 50 đến 93 tuổi cho thấy rằng những người thực hành các câu đố về con số thường xuyên theo xu hướng sẽ có chức năng nhận thức phát triển hơn.

8. Chơi Cờ

Một phân tích tổng hợp năm 2016 lưu ý rằng cờ vua và các hoạt động giải trí nhận thức khác có thể dẫn tới sự cải thiện về:

- Trí nhớ
- Chức năng điều hành, là khả năng giám sát và điều chỉnh hành vi để đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra
- Tốc độ xử lý thông tin

9. Chơi Cờ Caro

Một nghiên cứu năm 2015 đã phát hiện ra mối liên hệ giữa việc thường xuyên chơi cờ caro hoặc các trò chơi kích thích nhận thức khác, sự phát triển thể tích não, và các dấu hiệu cải thiện về sức khỏe nhận thức ở những người có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. 

10. Chơi trò chơi Điện tử

Một đánh giá năm 2015 lưu ý rằng, một số loại trò chơi điện tử - chẳng hạn như trò chơi hành động, giải đố và chiến thuật - có thể đem lại những cải thiện trong:

- Khả năng chú ý
- Khả năng giải quyết vấn đề
- Sự linh hoạt trong nhận thức 

11. Giao lưu

Cùng bạn bè vui chơi không chỉ là một hoạt động giải trí hấp dẫn về mặt tinh thần mà còn có thể giúp duy trì các chức năng nhận thức. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy những người tiếp xúc với xã hội thường xuyên sẽ có ít nguy cơ suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ hơn.

Một số hoạt động xã hội có thể giúp kích thích não bộ bao gồm:

- Tham gia thảo luận
- Cùng chơi trò chơi
- Tham gia các hoạt động thể chất cùng cộng đồng 

12. Học các Kỹ năng mới

Học các kỹ năng mới giúp não bộ được hoạt động theo nhiều cách khác nhau và có thể giúp cải thiện các chức năng ở não.

Một nghiên cứu năm 2014 về người lớn tuổi chỉ ra rằng, học một kỹ năng mới đòi hỏi nhiều về mặt nhận thức, chẳng hạn như may chăn hoặc chụp ảnh, sẽ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ. 

13. Tăng vốn Từ vựng của bản thân

Tăng phạm vi từ vựng là một cách tuyệt vời để mở rộng vốn kiến ​​thức, đồng thời, cũng giúp rèn luyện trí não. 

Một cách đơn giản để tăng vốn từ vựng là đọc sách hoặc xem chương trình truyền hình và ghi chú lại những từ mới. Sau đó, ta có thể sử dụng từ điển để tra nghĩa của từ và nghĩ ra các cách sử dụng từ đó trong câu.

14. Học một Ngôn ngữ mới

"Song ngữ" là khả năng nói hai ngôn ngữ.

Một đánh giá năm 2019 lưu ý rằng, khả năng song ngữ giúp tăng cường và củng cố khả năng kết nối giữa các khu vực khác nhau của não. Các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng kết nối nâng cao này có thể đóng vai trò trong việc trì hoãn sự khởi phát của bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác.

15. Nghe Nhạc

Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Brain Sciences cho thấy rằng, việc nghe nhạc sẽ thu hút và kết nối các phần khác nhau của não bộ. 

Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng điều này có thể dẫn đến sự cải thiện chức năng nhận thức và sức khỏe tổng thể.

16. Học Nhạc cụ

Học một nhạc cụ giúp rèn luyện các bộ phận chịu trách nhiệm phối hợp của não. 

Theo một nghiên cứu năm 2014, chơi một nhạc cụ có thể có lợi cho sự phát triển nhận thức ở một bộ não trẻ và giúp chống lại sự suy giảm nhận thức ở bộ não đang thoái hóa.

17. Có những Sở thích thú vị

Thực hiện một sở thích mới có thể kích thích tinh thần và rèn luyện trí não theo những cách mới.

Những sở thích đòi hỏi sự phối hợp hoặc khéo léo sẽ kích hoạt kỹ năng vận động của một người. Những sở thích như vậy có thể bao gồm:

- Đan len
- Thêu thùa
- Vẽ tranh
- Tô màu
- Khiêu vũ
- Học một nhạc cụ

18. Tập Thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có lợi cho cả não bộ và cơ thể. Các tác giả của một bài đánh giá năm 2019 lưu ý rằng, tập thể giúp dục cải thiện các khía cạnh sau của sức khỏe não bộ:

- Trí nhớ
- Nhận thức
- Phối hợp hoạt động

19. Nhảy múa

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tập thể dục có tác dụng hữu ích đối với các khía cạnh sau của sức khỏe nhận thức:

- Trí nhớ
- Khả năng lập kế hoạch
- Khả năng tổ chức
- Khiêu vũ cũng là một hình thức tập thể dục có thể giúp nhiều vùng não bộ thích ứng với các nhịp điệu và sự cân bằng. 

20. Tham gia các môn Thể thao

Một số môn thể thao đòi hỏi cả những yếu tố về thể chất cũng như tinh thần. Một số yêu cầu một loạt các kỹ năng nhận thức, chẳng hạn như:

- Khả năng duy trì sự tập trung
- Khả năng lập kế hoạch
- Khả năng đa nhiệm
- Khả năng thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi trong các tình huống

Một đánh giá năm 2019 lưu ý rằng các vận động viên ưu tú tham gia các môn thể thao đòi hỏi cao có thường có xu hướng cải thiện sự chú ý và tốc độ xử lý thông tin nhanh hơn.

21. Tập Thái cực quyền

Thái cực quyền là một hình thức tập luyện thể chất bao gồm các chuyển động cơ thể nhẹ nhàng, hít thở nhịp nhàng và thiền định. 

Một nghiên cứu năm 2019 đã so sánh chức năng não và khả năng kết nối giữa những người tập thái cực quyền và những người không tập nó.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tập thái cực quyền đã tăng cường kết nối giữa các vùng khác nhau trong não bộ của họ. Họ tin rằng điều này có thể cải thiện nhận thức và giảm tỷ lệ mất trí nhớ.

22. Ngủ

Mặc dù không hẳn là một bài tập đòi hỏi sự năng động, giấc ngủ rất quan trọng đối với cả não bộ và cơ thể.

Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (National Institute of Neurological Disorders and Stroke), hầu hết người lớn cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm, mặc dù nhiều người ngủ ít hơn mức cần thiết. 

Một đánh giá ghi nhận rằng giấc ngủ đã được chứng minh là sẽ giúp:

- Tăng cường trí nhớ
- Giảm mệt mỏi tinh thần
- Điều chỉnh sự trao đổi chất

Do đó, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm là một bước quan trọng để duy trì một bộ não khỏe mạnh.

Nguồn: Ybox.vn
Ảnh: Successpictures
#quantriexcel
#kynangmoi
Được tạo bởi Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank