“NỖ LỰC CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG?” VÀ BÀI HỌC TRUYỀN CẢM HỨNG NỖ LỰC CHO NHÂN SỰ DÀNH RIÊNG CHO SẾP
Mẹ tôi quay qua hỏi: “Việt Nam thua à, không nghe hò hét gì hết con”
Dạ thua rồi ạ, nhưng các em đá hay, nỗ lực lắm.
Mẹ tôi, người không hiểu gì về bóng đá, nói ngay “Có nỗ lực là tốt”
***
Tôi bỗng nhớ đến chuyện của người bạn làm cùng công ty cách đây 3 năm.
Bạn ấy là một người có năng lực, cả công ty đều công nhận bạn làm việc hết mình.
Có thể nói, bạn làm còn nhiều hơn cả mình, trong khi có những việc không thuộc về trách nhiệm của bạn.
Trong cuộc họp cuối tháng, ai cũng nghĩ nỗ lực của bạn sẽ được công nhận.
Nhưng thực sự bất ngờ, đến bối rối khi nghe tiếng quát của sếp vào mặt bạn:
“Nỗ lực có ăn được không, nỗ lực có ra tiền cho công ty không. Tôi không cần biết anh nỗ lực thế nào, cái tôi cần là kết quả, hết”.
Cả phòng họp im phăng phắc, tôi nghe rõ tiếng gõ lốc cốc khô khan trên bàn phím của cô thư ký.
Mọi người thở dài, cúi mặt chẳng biết nói câu gì.
Tôi bặm gan lên tiếng “Sếp ơi, bạn ấy nỗ lực lắm, vẫn tìm được khách hàng mà. Còn hợp đồng kia, cho thêm 1 chút thời gian là được ạ”
Mọi ánh mắt đang đổ dồn về phía bạn kia, thì bây giờ bắt đầu đổ ngược lại tôi.
Sếp càng quát lớn hơn:
“Các anh chị, mở miệng là nỗ lực rồi, nỗ lực mà có nhiêu đó khách hả. Vậy tôi lấy nỗ lực của tôi ra trả lương nha”.
Lại lần nữa, không khí phòng họp căng thẳng, tôi nghĩ chắc 1 tiếng thở mạnh cũng làm nổ tung bầu không khí này.
Sau cuộc họp, tôi quay lại vỗ vai anh bạn kia.
Anh cười nói “Không sao”
Nhưng sau đó, công ty tôi có 1 sự thay đổi, phải nói là kinh khủng nhất.
“Không ai còn cố gắng nỗ lực làm thật tốt, mà chỉ cần đạt đủ KPI”
Công ty không còn những ánh đèn muộn sau giờ làm, cũng không còn câu “Để cố làm cho hết phần này cho khách”
Vì lý do cá nhân, và cũng nhìn ra được mình chẳng còn hứng thú trong công việc nữa.
Tôi xin nghỉ việc, ra tự làm công việc sở trường của mình, Content Marketing xây dựng nội dung cho doanh nghiệp, việc mà tôi được đánh giá rất tốt và hiệu quả cao từ nhiều khách hàng.
Trong lần tư vấn cho 1 công ty, tôi ngạc nhiên khi gặp lại anh bạn kia ngay tại công ty đó, với vị trí Giám đốc kinh doanh.
Woa…thật sự ngạc nhiên.
***
Rủ nhau đi làm ly Café, tôi nghe anh kể về công ty cũ, không phàn nàn, chẳng nói xấu, chỉ là kể.
Anh cho biết, sau cuộc họp đó khoảng 3 tháng.
Công ty cũ nhận được cuộc gọi từ 1 khách hàng lớn, đến ký hợp đồng mua hàng.
Lý do, chỉ vì sự nỗ lực trong việc tư vấn của anh giúp họ có sản phẩm tốt nhất. Họ cho biết vì cần ký số lượng lớn, cần đánh giá trong thời gian hơi lâu, đến giờ mới quyết định.
"Chỉ là…đôi khi kết quả đến hơi chậm so với nỗ lực của mình". Anh cười.
Sau hợp đồng đó hoàn tất, anh cũng xin nghỉ và chuyển sang đây.
Tôi hỏi rằng: “Sang công ty mới, có bị như công ty cũ không”
Anh cười : ”Có”
Nhưng khác 1 câu nói.
Sếp ở đây nói: “Cảm ơn, tôi biết anh đã nỗ lực rất nhiều. Và anh xem có thể nỗ lực hơn 1 chút nữa, để công ty hoàn thành chỉ tiêu trong tháng sau không”
Chúng tôi nhìn nhau cùng cười, uh chỉ khác 1 câu nói thôi.
“Trong cuộc đời. Bạn phải thực hiện rất nhiều, rất nhiều những nỗ lực nhỏ nhoi mà không ai thấy, trước khi bạn đạt được thành quả đáng giá.”
----------
Rõ ràng nhân sự của chúng ta rất tận tâm và ý thức nỗ lực mỗi ngày làm việc để cống hiến cho tổ chức, thế mà chỉ vì không có động lực và được truyền cảm hứng làm việc mà những “nhân tài tiềm năng” đó sẵn sàng nghỉ ngang và cống hiến sự nỗ lực trung thành đó cho người khác, thậm chí là cho đối thủ, có tiếc không!?
5 BÀI HỌC TRUYỀN ĐỘNG LỰC CHO NHÂN SỰ DÀNH RIÊNG CHO SẾP
1. Rèn luyện tính khiêm tốn
Sự khiêm tốn là sự tự tin cộng với tính tinh tế - đó là phẩm chất cho phép bản thân cởi mở cần thiết đủ để phát triển cá nhân. Nó cũng cho phép nhà lãnh đạo tự hào về cấp dưới tỏa sáng thay vì chỉ tự hào về bản thân. Dành lời khen chân thành cho người khác là một dấu hiệu của sự khiêm tốn và năng lực. Đây là một phẩm chất rất hấp dẫn ở một nhà lãnh đạo. Khiêm tốn luôn là dấu hiệu của sự trưởng thành về mặt cảm xúc, ngay cả khi bạn là người giỏi nhất hay dẫn đầu hàng nghìn người, bạn vẫn nên khiêm tốn.
2. Hãy lắng nghe như thể thành công trong sứ mệnh của bạn phụ thuộc vào nó
Lắng nghe là một kỹ năng vô cùng quan trọng để nhà cầm quân lãnh đạo hiệu quả. Lắng nghe mà không để những ý kiến khác “đe dọa” ý kiến của mình là cách các nhà lãnh đạo giỏi thu thập thông tin chính xác. Lắng nghe không có nghĩa là bạn đồng ý hoặc thay đổi hành động của mình theo đám đông, mà nó biểu đạt rằng bạn chấp nhận tất cả các ý tưởng và thông tin với tinh thần cởi mở, sau đó đưa ra quyết định khôn ngoan nhất.
Lắng nghe cũng giúp cho nhân viên biết bạn quan tâm và tôn trọng họ.
3. Mở rộng lòng tin và tin tưởng bất cứ khi nào có cơ hội
Trong vấn đề quản lý vi mô, mọi người đều cần được tin tưởng thì mới làm tốt công việc. Nếu nhân viên làm rối mọi việc, hãy mở rộng lòng tin lần nữa… và một lần nữa… miễn là họ thành thật nỗ lực cải thiện. Đừng phạt những sai lầm của họ bằng việc quản lý vi mô, hãy dùng sự tin tưởng và niềm tin để quản trị nhân sự của mình.
Một trong những lời khuyên tốt nhất tôi nghe được từ một người quản lý lâu năm là "đừng làm theo cách mà nhân viên làm, đó là nhiệm vụ của một người quản lý."
Tất nhiên, là người chịu trách nhiệm về mọi thứ để có được thành công, bạn có thể giám sát và điều tra. Nhưng ranh giới giữa việc giám sát điều tra với đè bẹp ý muốn của ai đó rất mong manh. Hãy cẩn thận với nó.
4. Lãnh đạo bản thân
“Muốn lãnh đạo người khác, trước hết hãy lãnh đạo chính mình!”
Một nhà lãnh đạo biết lãnh đạo bản thân sẽ là một nhà lãnh đạo mà mọi người thích vâng theo. Có rất nhiều điều để nói về những nhà lãnh đạo luôn nỗ lực hết mình và luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn cho bản thân. Thử nghĩ xem, cấp dưới của bạn muốn được đối xử như thế nào. Một người tôn trọng bản thân họ. Một người tin tưởng vào bản thân họ. Một người luôn cố gắng để trở nên tốt hơn. Một người tha thứ cho bản thân họ. Một người tin tưởng bản thân họ.
Có rất nhiều điều để nói về những nhà lãnh đạo luôn nỗ lực hết mình và luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn cho bản thân.
Lãnh đạo bản thân và làm gương là nền tảng của mọi sự lãnh đạo tốt. Những nhà lãnh đạo này mang trong mình những tính cách mà họ mong muốn ở cấp dưới, và bạn là ai có ý nghĩa hơn những gì bạn nói.
Luôn giữ bản thân theo tiêu chuẩn giống hoặc cao hơn những gì bạn mong muốn thấy ở người khác, vì bạn không thể dắt một người lên núi trong khi bạn chỉ đúng ở dưới chân núi.
5. Chịu trách nhiệm về mọi thứ
Hãy nhớ: Mọi thứ diễn ra trong phạm vi ảnh hưởng của bạn đều do bạn chịu trách nhiệm. Đừng đổ lỗi.
Điều này không có nghĩa thành công là nhờ công trạng của bạn. Mà là do cấp dưới. Nhưng thất bại là do bạn. Đó không phải lỗi của ai hay của thứ nào đó. Không bao giờ. Đây là một liều thuốc khó nuốt, đặc biệt bạn biết lý do dẫn đến thất bại, nhưng một nhà lãnh đạo không thể viện cớ và lãnh đạo cùng một lúc.
Lãnh đạo và đổ lỗi là hai cực đối lập.
Một nhà lãnh đạo cũng cần có can đảm để gắn bó với cấp dưới. Một nhà lãnh đạo có thể nói và thậm chí làm tất cả những điều đúng đắn trong những thời điểm dễ dàng, nhưng những gì họ làm trong những thời điểm khó khăn thì đáng giá hơn. Họ có bảo vệ cấp dưới trước những chỉ thị vô lý từ trên không? Họ luôn ở sau nhân viên khi cần không?
Một nhà lãnh đạo thể hiện sự dũng cảm để làm điều đúng đắn khi đối mặt với khó khăn là một người đáng ngưỡng mộ. Một nhà lãnh đạo "có lợi cùng hưởng có họa không chia" thì cuối cùng cũng bị ướt như chuột khi cơn mưa nghịch cảnh ập đến.
| Nguồn: Phạm Lý Xuân Hằng/CafeBiz
#quantriexcel
#kynangmoi