“BINH PHÁP TÔN TỬ”: THẤT BẠI ĐỀU BẮT NGUỒN TỪ CẢM XÚC TIÊU CỰC, CHÚNG SẼ ÂM THẦM ĂN MÒN Ý CHÍ CỦA BẠN
Một người, chỉ cần không từ bỏ, bất cứ lúc nào cũng có thể lật thân, bất kể bên ngoài có tồn tại bao nhiêu điều kiện bất lợi, chỉ cần trong lòng vẫn giữ được ý chí sẵn sàng nỗ lực, cuối cùng vẫn có thể lật ngược được ván cờ, nhưng chỉ cần cảm xúc bắt đầu chán nản, tuyệt vọng, mọi thứ sẽ không còn tồn tại nữa.
1. Thất bại thực sự của con người, bắt đầu từ cảm xúc
Một người, chỉ cần không từ bỏ, bất cứ lúc nào cũng có thể lật thân, bất kể bên ngoài có tồn tại bao nhiêu điều kiện bất lợi, chỉ cần trong lòng vẫn giữ được ý chí sẵn sàng nỗ lực, cuối cùng vẫn có thể lật ngược được ván cờ, nhưng chỉ cần cảm xúc bắt đầu chán nản, tuyệt vọng, mọi thứ sẽ không còn tồn tại nữa.
Vậy mới nói, cảm xúc là nguyên nhân sâu xa khiến một người tan vỡ, cảm xúc tiêu cực giống như con sâu mọt trên cây vậy, chúng sẽ ăn mòn ý chí từ bên trong, khiến ý chí dần dần bị hủy hoại, thậm chí phải hứng chịu một cơn bão nhỏ, rồi hoàn toàn sụp đổ, vì vậy kiểm soát cảm xúc của mình, là điều mấu chốt quan trọng đối với một người.
Bản thân chính là chủ của cuộc đời, còn cuộc đời chính là chiến trường, trận chiến này đánh ra sao, được quyết định bởi cảm xúc trong lúc "dụng binh".
Trong "Binh pháp Tôn Tử" có một câu nói như này:
"Cố tướng hữu ngũ ngưu: tất tử, khả sát dã; tất sinh, khả lỗ dã; phẫn tốc, khả hối dã; khiêm khiết, khả nhục dã; ái dân, khả phiền dã. Phàm thử ngũ giả, tương chi quá dã, dụng binh chi tai dã. Phúc quân sát tướng, tất dĩ ngũ nguy, bất khả bất sát dã."
Ý nghĩa của câu nói này chính là: nếu chỉ biết liều mình quyết sinh tử thì sẽ bị giết, tham sống sợ chết là nhục nhã, dễ nóng vội sinh ra bốc đồng, quá yêu mình sẽ không chịu được công kích, yêu dân mù quáng sẽ nảy sinh ra vấn đề. 5 cái nguy này là những cái sai của người làm tướng, cũng là tai họa trong dụng binh, quân đội dễ bị phân tán, tướng dễ bị giết, tất cả đều vì 5 mối nguy hại, vì vậy cần phải để ý hơn.
Trong bất cứ tình huống nào, chủ soái là linh hồn của quân đội, không thể để cảm xúc dẫn dắt ý thức, bởi lẽ tướng soái thống lĩnh 3 quân, một mệnh lệnh của họ đều liên quan tới sống chết của 3 quân, càng hệ trọng với sự sinh tồn của cả một đất nước, vì vậy, một tướng lĩnh cần phải là một người phong độ, bình tĩnh trầm ổn, không vội vàng bốc đồng, ung dung ứng phó với mọi tình huống.
Bất kể là ở trên chiến trường với tư cách là một vị tướng hay là một người bình thường trong cuộc sống bình thường, dù không thể khiến tính cách của mình trở nên hoàn hảo không khiếm khuyết, cũng phải giữ cho mình sự lý trí, có như vậy mới có được trí tuệ nhìn xa trông rộng.
Đối với nhiều người mà nói, sự khác biệt trong cuộc đời không chỉ tới từ sự khác biệt của trí lực, bởi lẽ IQ của phần lớn chúng ta là giống nhau, sự khác biệt thực sự ở đây nằm ở việc, vào khoảnh khắc quyết định, có thể để lý trí lấn át cảm xúc, hay là để cảm xúc thao túng, ăn mòn ý chí của mình.
Chiến trường như vậy, đời người cũng như vậy.
02
Thời kì Xuân Thu chiến Quốc, Ngô vương Ngô Lạp Hư phát binh đi đánh nước Việt, Việt vương Câu Tiễn đích thân dẫn binh đi nghênh chiến.
Khi đó, quân Ngô dàn sẵn trận ở Nam Gia Hưng đợi thời cơ công kích, Việt vương lúc này trông thấy đội hình của quân Ngô liền vô cùng lo lắng, cử ra một đội cảm tử phát động 3 lần công kích, nhưng đội hình của quân Ngô không hề bị loạn.
Sau đó, Câu Tiễn nghĩ ra một cách, ông để những tử tù của nước Việt xếp thành 3 hàng, tất cả đều phải đeo một thanh gươm lên cổ, rồi cùng nhau đi ra trước mặt quân Ngô, và nói: "Hiện tại cả hai quân chủ của hai nước đều đem quân thống lĩnh trận chiến, chúng tôi vi phạm quân lệnh, nhưng không dám chối bỏ hình phạt, chúng tôi chỉ còn cách lấy cái chết để tạ tội trước trận mạc."
Nói xong, các tử tù tự sát, quân Ngô sau khi chứng kiến cảnh này ai nấy đều kinh hồn thất sắc, cả Ngô vương và binh lính đều bắt đầu hoang mang, Việt vương Câu Tiễn nhân lúc lòng quân Ngô đang hoảng loạn, ra lệnh công kích, đánh bại quân Ngô.
Ngô vương vì trận đánh này mà trọng thương, rồi qua đời, cũng chính vì sự việc này mà sau này mới có câu chuyện ân oán thị phi giữa Câu Tiễn và Ngô vương Phù Sai.
Câu Tiễn dùng kế sách để những tử tù giả làm đội quân cảm tử, mục đích là để đánh vào ý thức của đối phương, khiến đối phương hoang mang, hoảng loạn, làm hỗn loạn lòng người, kế sách này sau đó đã đạt được mục đích.
Từ câu chuyện này, có thể thấy được ảnh hưởng của cảm xúc đối với cá nhân. Ra trận chiến đấu, kẻ dũng cảm là kẻ dễ chiến thắng, nhưng khi dũng khí bị cảm xúc làm tiêu tan cũng là lúc ta đánh mất đi điều kiện cốt lõi nhất để chiến thắng.
Hai quân giao chiến, thứ so sánh không chỉ là thực lực hai bên mà còn là tố chất tâm lý, từ tướng tới binh, ai cũng vậy cả, nóng nảy, vội vàng, dễ kích động, gan nhỏ, yếu đuối, đều trở thành nguyên nhân thất bại của cả một đội quân, chỉ có những kẻ trí luôn giữ cho mình một cái đầu lạnh và tỉnh táo thì mới nắm được phần thắng.
Một tướng lĩnh không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, sẽ rất khó kiểm soát được thế cục của trận chiến, vì vậy, "Binh pháp Tôn Tử" luôn nhấn mạnh: trận chiến quốc gia không thể nào được phát động chỉ vì tức giận nhất thời, tướng lĩnh cũng không thể nào được phép chấp nhận lời thách thức chỉ vì một phút bực tức.
Đời người cũng giống như vậy, đối với một kẻ trí mà nói, có thể kiểm soát được cảm xúc, hỉ nộ ái ố không hiện ra hết lên trên mặt, thờ ơ với cảm xúc và sự tức giận của mình, bình tĩnh khi đối mặt với vấn đề, cân nhắc chính xác ưu và nhược điểm trong tình hình phức tạp, có sự thay đổi kịp thời, đưa ra phản ứng tại chỗ chính xác, và giành được thắng lợi cuối cùng, đó mới là vương đạo.
#quantriexcel
#kynangmoi