9 Mẹo Bấm Huyệt Chữa Bệnh Không Cần Dùng Thuốc
Phương pháp bấm huyệt có thể giúp bạn chữa được các loại bệnh như sau:
1. Chữa buồn nôn
Ngoài phương pháp bấm huyệt chân chữa buồn nôn thì mình còn có thêm 2 phương pháp khác mời các bạn tham khảo thêm:
Cách thứ nhất chữa nôn mửa do bệnh: Hãy dùng đầu ngón tay ấn mạnh vào phần gân mềm nằm giữa xương ngón tay trỏ và ngón cái (bấm ở giữa vùng chữ V). Cứ như thế ấn mạnh và day ngón tay liên
tục trong vòng 5 đến 7 phút sẽ khỏi.
Cách thứ hai nếu bị nôn khi đi xe: Dùng đầu ngón tay ấn mạnh lên huyệt cổ tay và giữ chừng 3 đến 5 phút sẽ hết. Tư thế bấm huyệt ở cổ tay: dùng ngón tay cái đặt ở mặt trên cổ tay, các ngón còn lại nằm phía dưới. Ấn ngón cái với lực vừa phải lên vị trí giữa hai gân lớn ở cổ tay.
2. Chữa đau xoang (chữa bệnh viêm xoang)
Để phương pháp bấm huyệt đạt được hiệu quả cao, bạn nên áp dụng các huyệt vị tương ứng với từng thể bệnh.
Các huyệt vị chữa viêm xoang cấp tính và mãn tính:
- Huyệt Hợp cốc: Để xác định huyệt vị này, bạn nên khép ngón cái và ngón trỏ sát nhau. Huyệt nằm ở vị trí cao nhất của đường nối ngón trỏ và ngón cái. Bấm vào huyệt vị này có thể cải thiện các chứng bệnh ở vùng đầu mặt, đặc biệt là triệu chứng đau đầu do viêm xoang.
- Huyệt Khúc trì: Huyệt nằm ở vị trí lõm ngay giữa ngấn ngang của khuỷu tay khi co lại. Khi bấm huyệt này, cần ấn mạnh dần để tác động đến đường kinh và cải thiện triệu chứng của bệnh.
- Huyệt Nội đình: Huyệt nằm giữa đường nối kẽ ngón chân từ 2 và thứ 3. Tương tự như huyệt Khúc trì, khi bấm huyệt Nội đình, cần tác động lực tương đối mạnh để kích thích đường kinh và làm giảm triệu chứng đau họng, nghẹt mũi,… do nhiễm trùng xoang gây ra.
- Huyệt Thiên ứng: Huyệt Thiên ứng còn gọi là Bất định huyệt. Để xác định huyệt vị này, bạn ấn vào các xoang trên mặt, vị trí đau nhất chính là huyệt Thiên ứng. Tác động vào huyệt này có tác dụng giảm đau cục bộ trên toàn bộ xoang, đồng thời giúp máu huyết lưu thông.
- Huyệt Thái dương: Huyệt Thái dương là ở vị trí lõm, phía sau đuôi chân mày. Bấm huyệt vị này có tác dụng trị đau đầu do viêm xoang gây ra.
- Huyệt Đầu duy: Huyệt nằm ở hai bên góc trán, cách 0.5 thốn so với bờ chân tóc. Huyệt vị này có tác dụng chữa đau đầu, đau trán và chảy nước mắt.
- Huyệt Ấn đường: Huyệt nằm chính giữa hai đầu chân mày. Khi bấm huyệt vị này, có thể ấn/ gõ hoặc day huyệt bằng ngón giữa trong khoảng 2 – 3 phút. Huyệt Ấn đường có khả năng điều trị các triệu chứng do nhiễm trùng xoang như nghẹt mũi, đau trán (do viêm xoang trán), chảy nước mũi,…
- Huyệt Thừa khấp: Huyệt nằm ngay dưới mắt, cách đồng tử khoảng 0.7 thốn. Huyệt vị này có tác dụng làm giảm các triệu chứng ở mắt như mỏi mắt, chảy nước mắt, rối loạn điều tiết,…
- Huyệt Quyền liêu: Huyệt nằm bên dưới xương gò má. Để xác định huyệt, bạn nên vẽ đường thẳng từ bờ mắt kéo xuống, tiếp tục vẽ đường chân mũi kéo ngang ra. Huyệt nằm ở vị trí giao điểm của hai đường thẳng này.
Các huyệt vị chữa viêm xoang do dị ứng:
- Huyệt Nghinh hương: Huyệt nằm ở giao điểm giữa đường rãnh miệng và đường ngang kéo từ chân cánh mũi. Tác động vào huyệt Nghinh hương giúp giảm các triệu chứng ở mũi như chảy nước mũi, nghẹt mũi, chảy mủ, khó thở,…
- Huyệt Túc tam lý: Huyệt nằm ở mặt ngoài đầu gối, đo xuống khoảng 3 thốn. Huyệt vị này có tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra. Khi tác động vào huyệt này, cần day bấm trong khoảng 2 – 3 phút mỗi bên.
- Huyệt Đại chùy: Huyệt nằm phía sau gáy. Để xác định huyệt Đại chùy, bạn nên cúi đầu nhẹ. Huyệt nằm ngay vị trĩ lõm bên dưới u xương lồi lên. Day ấn huyệt vị này có tác dụng trị ho, nhiều đờm và mũi tiết nhiều dịch.
- Huyệt Phế du: Huyệt nằm bên dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 3, đo ngang ra khoảng 1.5 thốn. Huyệt vị này có tác dụng trị các chứng do phổi như khó thở, suyễn,…
- Huyệt Cao hoang: Huyệt nằm bên dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 4, đo ngang ra khoảng 3 thốn. Tác động đến huyệt vị này có tác dụng phòng ngừa bệnh tật và nâng cao miễn dịch.
- Huyệt Phong môn: Huyệt nằm bên dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 2, đo ngang ra khoảng 1.5 thốn, huyệt nằm bên trên huyệt Phế du. Huyệt Phong môn có tác dụng trị cảm cúm, các triệu chứng dị ứng như viêm xoang, viêm mũi,…
3. Chữa tăng huyết áp
4. Chữa chuột rút trong kỳ kinh nguyệt
5. Chữa hen suyễn
6. Chữa trầm cảm
7. Chưa viêm khớp
8. Chưa đau nửa đầu
9. Chưa mất ngủ
Trên đây là 9 cách bấm huyệt hỗ trợ bạn điều trị bệnh nhanh chóng mà không cần thuốc. Hi vọng bài viết bổ ích dành cho bạn và người thân trong gia đình.
Chúc bạn thật nhiều sức khoẻ!