Tải miễn phí File Excel Quản lý tài chính cá nhân 2020
Quản lý tài chính trên excel là một file quản lý do mình biên soạn để mình quản lý tài chính của riêng mình. Có nhiều bạn muốn có File excel này vì thế mình viết bài viết này dành tặng các bạn hiểu tại sao phải sử dụng nó. Đây là món quà của mình dành tặng bạn.
Video hướng dẫn sừ dụng file excel quản lý tài chính cá nhân
Xem quản lý tài chính cá nhân trên excel ở Youtube
Quản lý tài chính cá nhân cũng được coi là một bước để làm giàu. Mình dựa vào công thức quản lý tiền do T. Harv Eker lập ra. Một trong những bí quyết làm giàu của các đại gia, tỷ phú là họ biết cách quản lý tài chính tốt. Dưới đây là file quản lý tài chính cá nhân trên excel.
Để tiết kiệm tiền hiệu quả, dưới đây là những phương pháp giúp bạn " bước đầu tiên" vào thế giới của những người luôn có tiền:
Gạt bỏ suy nghĩ sai lầm
“Tôi sẽ quản lý khi có nhiều tiền” là một sai lầm thường thấy và cần phải bị gạt bỏ trước khi nói về quản lý tài chính. Lập luận này không khác gì việc “tôi sẽ chăm chỉ học tập khi tôi đạt được những điểm 10”. Nếu bạn không biết quản lý tốt những gì bạn đang có, cuộc sống sẽ chẳng bao giờ cho bạn thêm cái gì.
Có người lại nói: “Quản lý tiền khiến tôi cảm thấy không tự do”- tự do về tài chính là tự do lớn nhất, hỗ trợ cho tất cả mọi loại tự do khác. Nếu không có tự do về tài chính, liệu bạn có đủ tiền và thời gian để thực hiện ước mơ? Xin hãy tin ở tôi! Việc quản lý tài chính mỗi ngày sẽ cho bạn những cảm giác vô cùng tuyệt vời, là 1 thói quen vô cùng tốt.
Các lý do có thể khiến bạn không thể cắt giảm chi tiêu
+ Đặt mục tiêu quá cao: đầu tháng bạn hừng hực khí thế đặt chỉ tiêu cắt giảm đến 40% chi tiêu hàng tháng của mình, sau đó dần dần bạn sẽ thấy rằng mình không thực hiện được việc đó. Và từ đó trở đi, bạn sẽ không chấp hành nghiêm chỉnh việc tiết kiệm này nữa.
+ Đặt mục tiêu không cụ thể và không rõ ràng: bạn chỉ đặt mục tiêu chung chung là tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Không đề ra mục tiêu cụ thể sẽ làm cho bạn không thực hiện nghiêm chỉnh và làm giảm hiệu quả.
+ Lười ghi chép lại các chi tiêu trong ngày: khi bạn không cập nhật thường xuyên những khoản chi tiêu trong ngày sẽ khó nắm bắt được tình hình tài chính và cản trở việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình. Với bản excel này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn.
+ Không quản lý dòng tiền: điều này sẽ dẫn đến tình trạng cuộc sống bạn khó khăn vì đôi khi phải lựa chọn giữa tiết kiệm và những việc quan trọng tốn nhiều tiền tại một thời điểm nào đó.
Hãy cộng tất cả thu nhập của bạn (lương cứng, lợi tức kinh doanh,làm thêm, được cho…) và phân bổ vào 6 loại quỹ khác nhau.
Phương pháp quản lý tài chính sau đây của triệu phú T.Harv Eker sẽ giúp bạn có cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất thế giới:
Người nghèo: Tiết kiệm = Thu nhập – Chi phí
Người giàu: Chi phí = Thu nhập – Tiết kiệm
Hãy cộng tất cả thu nhập của bạn (lương cứng, lợi tức kinh doanh,làm thêm, được cho…) và phân bổ vào 6 loại quỹ khác nhau. Bạn có thể dùng heo đất, tài khoản ATM, nhưng tốt hơn nên dùng những hũ nhựa trong suốt, có thể nhìn thấy bên trong và dán nhãn lên. 6 quỹ đó bao gồm:
1.Quỹ Tự do tài chính (Qũy đầu tư): 10% thu nhập
Qũy này dùng để:
+ Trả nợ có lãi suất (giảm tiêu sản)
+ Đầu tư vào tài sản để sinh ra tiền (lãi mẹ đẻ lãi con).
Bạn có thể chọn 1 vài kênh sau để đầu tư: Ngân hàng, cổ phần công ty, cho vay. Có thể lúc đầu bạn thấy nó rất nhỏ thôi, nhưng nếu bạn đủ thời gian rảnh rỗi thì hãy làm 1 phép tính:
Với mức thu nhập 5 triệu/tháng, 10% chỉ là 500.000, bạn tiết kiệm 600.000 1 tháng liên tục trong 30 năm, với lãi suất 8% 1 năm bạn sẽ có 700 triệu, với mức lãi suất 15% 1 năm bạn sẽ có 2 tỷ 800 triệu. Ví dụ này để chúng ta có thể hiểu về sức mạnh của việc có 1 lượng tiền để đầu tư hàng tháng.
Bạn hãy coi quỹ này như một con ngỗng đẻ trứng vàng, và không bao giờ được giết nó. Đừng bao giờ lấy tiền trong quỹ này ra để làm bất cứ việc gì ngoài 2 việc trên. Bạn cứ thử không dành ra 10% trong 1 tháng xem, có thể bạn sẽ nói 1 tháng không làm đâu có sao ? Bạn của tôi ơi, bạn đã mất nhiều hơn con số đó rất nhiều đấy, theo nguyên tắc lãi suất kép mà.
2.Quỹ Tiêu dùng dài hạn (quỹ dự phòng): 10% thu nhập
+ Trả nợ, có hay không có lãi.
+ Nếu không có nợ, tích lũy nó và mua những món đồ xa xỉ mà bạn thích (VD: xe, điện thoại, quần áo, trang sức, mỹ phẩm…)
+ Chi cho những khoản chi bất ngờ không lường trước được như sửa xe, tại nạn, bệnh tật...
Đừng vay tiền mua trước rồi trả sau, vì đó là nguyên nhân dẫn đến hầu hết tình trạng tài chính tồi tệ.
3. Quỹ Giáo dục (quỹ học tập): 10% thu nhập
Quỹ này dùng để đầu tư vào chính bản thân chúng ta. Hãy dùng nó để chi trả cho các khóa học, sách, DVD, ... và trở thành một người hoàn hảo hơn.
4 .Quỹ Hưởng thụ: 10% thu nhập
Đây là quỹ cho việc ăn chơi và phải theo đúng nguyên tắc sau đây: tiêu hết sạch và tiêu hoành tráng.
Con người chúng ta có phần con và phần Người, vì chúng ta luôn muốn phát triển phần Người, luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mà áp chế phần Con, nên lúc phần Con nó bùng nổ ra thì còn nguy hiểm hơn.
Quỹ này chính là để nuôi dưỡng phần Con của bạn một cách đúng mức. Về cách ăn chơi thì: Đừng ăn, chơi ở mấy chỗ bình thường. Vì chỉ khi ăn chơi ở những nơi sung sướng nhất, hoành tráng nhất, thì tiềm thức của bạn mới kích thích, mong muốn những lần ăn chơi hoành tráng hơn, khiến cho bạn có thể kiếm nhiều tiền hơn. Nhưng hãy nhớ, chỉ ăn chơi trong phạm vi 10% thôi bạn nhé.
5.Quỹ Chia sẻ (quỹ từ thiện): 5% thu nhập
Quỹ này dành để cho đi. Hãy mua những món quà hay làm từ thiện với mục đích chính là giúp đỡ người khác. Đừng nói: “Tôi sẽ cho đi, sẽ giúp đỡ khi tôi nhiều tiền.” thu nhập bạn là 5 triệu bạn còn không dám cho đi 250.000, thế lúc thu nhập bạn là 500 triệu, liệu bạn có dám cho đi 25 triệu không? Richdad Tuấn nghĩ là không!
6. Quỹ Tiêu dùng thiết yếu (quỹ tiêu dùng cá nhân): 55% thu nhập
Đây mới là quỹ chúng ta dùng để sống và để trả cho người khác. Tất cả những khoản ăn uống, sinh hoạt, chúng ta sẽ lấy từ quỹ này. Mục đích của nó là duy trì cuộc sống.
Nhưng… “Thế thì khó sống lắm, khác gì bạn bảo tôi đang tiêu 5 triệu/tháng thì giờ chỉ được tiêu gần 3 triệu/tháng”. Xin trả lời bạn: “Chính cách chi tiêu của bạn dẫn đến tình trạng tài chính hiện tại của bạn, và bạn đang túng quẫn!”
Nhưng … “tiêu 55% không đủ, đi vay được không”. – bạn có biết chính những hành động như thế sẽ nuôi dưỡng thói quen xấu của bạn, và làm cho bạn trở nên như bây giờ không?
Richdad Tuấn khuyên rằng, việc cắt giảm những chi tiêu không cần thiết sẽ là một việc làm quan trọng trong việc cải thiện tình hình tài chính cá nhân. Hãy thực hiện chúng thường xuyên và có sự kiểm soát bảng thu chi hàng ngày. Mỗi ngày chỉ cần 5 phút buổi sáng và 5 phút buổi tối lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu và kiểm tra quá trình thực hiện việc tiết kiệm trong ngày. Cắt giảm chi tiêu cũng có nghĩa là cắt giảm nhu cầu. Cứ kiên trì và nhẫn nại mỗi ngày như vậy, chắc chắn việc tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu sẽ thành công.
Lúc đó dù thu nhập dù thấp, chỉ 4 – 5 triệu đồng/ tháng, đảm bảo bạn vẫn có thể sống thanh thản, không phải lo nghĩ đến tiền bạc.
Hướng dẫn cách sử dụng file quản lý tài chính cá nhân
1. Cách ghi vào cột Kí hiệu như sau:
Nếu là khoản thu nhập thì đánh dấu +
Nếu chi tiêu thuộc lĩnh vực ăn chơi thì ghi A
Nếu chi tiêu thuộc lĩnh vực cá nhân thì ghi C
Nếu chi tiêu cho gia đình thì ghi G
Nếu chi tiêu trong quan hệ làm ăn thì ghi Q
Nếu chi tiêu trong kinh doanh thì ghi V
Nếu các khoản chi phí khác trên thi ghi K
Nếu bạn trả nợ thì ghi N
Nếu chi tiêu thuộc lĩnh vực ăn chơi thì ghi A
Nếu chi tiêu thuộc lĩnh vực cá nhân thì ghi C
Nếu chi tiêu cho gia đình thì ghi G
Nếu chi tiêu trong quan hệ làm ăn thì ghi Q
Nếu chi tiêu trong kinh doanh thì ghi V
Nếu các khoản chi phí khác trên thi ghi K
Nếu bạn trả nợ thì ghi N
2. Cột nôi dung thu chi: Tên các khoản thu chi hằng ngày
3. Cột Thu/Chi: Nếu thu đánh dấu + còn Chi đánh dấu -
4. Theo dõi quỹ
B1 Chi tiền nhập quy ghi ơ bản xanh
B2 Nhập quỹ ghi vào bản đỏ
B3 Rút tiền quỹ ghi vào bản màu đỏ và số tiền ghi âm
B4 Tiền từ quỹ ghi vào bảng xanh
B2 Nhập quỹ ghi vào bản đỏ
B3 Rút tiền quỹ ghi vào bản màu đỏ và số tiền ghi âm
B4 Tiền từ quỹ ghi vào bảng xanh
Xem ví dụ mà mình tô màu đỏ
5. Các loại quỹ
Nếu chi tiêu cho đầu tư thì ghi Đ
Nếu chi tiêu vì rủi ro không biết trước thì ghi R
Nếu chi tiêu cho học tập thì ghi H
Nếu chi tiêu đi từ thiện thì ghi T
Nếu chi cho quỹ hưỡng thụ thì ghi U
Nếu chi tiêu vì rủi ro không biết trước thì ghi R
Nếu chi tiêu cho học tập thì ghi H
Nếu chi tiêu đi từ thiện thì ghi T
Nếu chi cho quỹ hưỡng thụ thì ghi U
Muốn tiết kiệm chi phí và chi tiêu đúng thì hãy đăng ký tải file quản lý tài chính cá nhân ngay bên dưới.
#tailieuso #quantriexcel
📤LINK NHANH ĐẾN CÁC KỸ NĂNG FREE TỔNG HỢP: https://www.kynangmoi.info/p/so-o-trang-web-ky-nang-moi.html?m=1